Nội thất

Mỹ chiếm gần 72% thị phần xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp

23/11/2020 - 10:08 SA

Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp trong tháng 10/2020 đạt 66 triệu USD, tăng 68,4% so với tháng 10/2019. Trong 10 tháng năm 2020, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp ước đạt 576,5 triệu USD, tăng 84,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đồ nội thất nhà bếp xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng mạnh là động lực chính thúc đẩy mặt hàng này tăng trưởng liên tục trong những tháng qua. Trị giá xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới thị trường Mỹ chiếm tới 71,9% trong 9 tháng đầu năm 2020, tăng 31,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019.


Xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. 

Trong khi đó, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp tới một số thị trường khác giảm trong 9 tháng đầu năm 2020: Nhật Bản đạt 58,1 triệu USD, giảm 10,6%; Hàn Quốc đạt 36,5 triệu USD, giảm 17,5%; Anh đạt 9,5 triệu USD, giảm 16,6%; Đức đạt 4,4 triệu USD, giảm 4,2%…

Theo Cục Xuất nhập khẩu, triển vọng xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp của Việt Nam rất khả quan do quy mô thị trường đồ nội thất nhà bếp trên toàn cầu lớn, tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn còn rất thấp. 

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thương mại đồ nội thất nhà bếp trên toàn cầu giai đoạn năm 2015 - 2019 tăng trưởng bình quân 4%/năm, đạt trung bình gần 5,9 tỷ USD/năm. Năm 2019, do ảnh hưởng từ tranh chấp thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tại nhiều thị trường giảm, khiến nhập khẩu đồ nội thấp nhà bếp trên toàn cầu chỉ đạt 6,2 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2018. 

Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất đạt 1,8 tỷ USD trong năm 2019, giảm 20,5%. Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất nhà bếp lớn nhất cho thị trường Mỹ, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Mỹ từ Trung Quốc trong năm 2019 chỉ còn chiếm 51%, giảm 16,2 điểm phần trăm so với năm 2018. Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc giảm mạnh là cơ hội lớn để Việt Nam lấp đầy khoảng trống này.
 
VLXD.org (TH/ TBKD)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.