Tin quốc tế

Đánh giá về ngành xi măng Ca-ri-bê

27/11/2010 - 10:41 SA

Sự kiện đáng lưu ý nhất ở Ca-ri-bê trong năm 2010 chính là trận động đất trên diện rộng mà gây chấn động hòn đảo thuộc Hispaniola, kể cả Haiti và Nước Cộng hòa Dominican. Tâm chấn của trận động đất, mà đã đạt 7,0 độ Richter, đã ở ngay bên ngoài thủ đô của Haiti là Port-au-Prince. Hơn 200.000 người đã bị thiệt mạng, hơn 300.000 người bị thương và khoảng 3 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất này.

Các nhóm đội cứu hộ từ khắp nơi trên thế giới đã đến ngay để tìm kiếm và giải thoát các nạn nhân nhưng sẽ vẫn còn nhiều thách thức và mất nhiều thời gian mới có thể khôi phục lại được. Trong tháng 7/2010 khoảng 98% đống đổ nát vẫn chưa được dọn sạch, những người đến hỗ trợ cho biết ” Trông quang cảnh này cảm tưởng trận động đất như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.”

 


Về lâu dài, Haiti đang và sẽ trở thành nhà nhập khẩu vật liệu xây dựng đáng kể ở trong vùng, kể cả xi măng. Tiếp sau Nước Cộng hòa Dominican, mà đã có nguồn cung xi măng dư thừa rất nhiều, có vẻ đang có ý định tạo ra dòng lợi nhuận về vật liệu giữa hai quốc gia.

 


Cemex & Cementos Argos hỗ trợ Haiti


 

Haiti: Bổ sung thêm vào 1,1 tỷ USD khoản tiền ban đầu có được thông qua rất nhiều các hoạt động từ thiện của quốc tế, trong tháng 2/2010 Cemex đã công bố rằng công ty này đã nâng khoản tiền đóng góp của mình lên xấp xỉ 750.000 USD để hỗ trợ khẩn cấp nhằm cố gắng giảm nhẹ gánh nặng hậu quả do thiên tai gây ra ở Haiti. Công ty đã quyên góp tiền của hơn 2500 cán bộ nhân viên ở 29 quốc gia.

 


Cemex cũng đã cam kêt các hoạt động hỗ trợ địa phương và đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Cemex đã thành lập quỹ đóng góp từ thiện từ các nhân nhiên của mình trên toàn thế giới, tiếp nhận mọi sự quyên góp với tôn chỉ hai người vì một người. Tiền quỹ quyên góp được sẽ được đưa đi hỗ trợ trực tiếp các nhân viên của công ty, gia đình của họ và các cộng đồng  cư dân xung quanh và hướng tới việc xây dựng nhà ở.



Công ty có ba trạm nhập khẩu xi măng ở Haiti, hai trong số đó nằm tại khu vực Port-au-Prince, và một mạng lưới gồm 180 nhà phân phối. Các nhà máy của công ty đã bị thiệt hại tối thiểu và cả hai trạm nhập này ở Port-au-Prince đã trở lại hoạt động ngay khi hoạt động xây dựng được tiến hành. Thông qua mạng lưới hoạt động của mình ở Mỹ, gồm cả các nhà máy ở Nước Cộng Hòa Dominican, công ty tiếp tục và sẽ tiếp tục cung cấp các sản phẩm của mình vào thị trường của Haiti. Cemex cũng lập kế hoạch tiếp tục đóng góp vào quá trình tái thiết của Haiti, bao gồm cả việc khuếch trương các chương trình tự xây dựng mang tính xã hội của công ty nhằm xây dựng nhà ở cho các gia đình có thu nhập thấp.



Hiện tại, Cementos Argos, qua công ty con ở Haiti của mình là Cimenterie Nationale (CINA), cũng đang hỗ trợ việc tái thiết, với việc tổng giám đốc Gabriel Restrpo chỉ ra rằng mọi cố gắng đều đang hướng vào việc giải quyết ngay lập tức các nhu cầu của 199 nhân viên của CINA và gia đình của họ. Công ty có công suất 600.000 tấn/ngày ở Haiti và 500.000 tấn/ngày ở Nước Cộng hòa Dominican.

 


Cemex tài trợ cho Giải thể thao ở Trung Mỹ & Ca-ri-bê


 

Puerto Rico: Cemex đã là nhà tài trợ danh dự và là nhà cung cấp chính các thiết bị cho Giải thể thao lần thứ 21 đã diễn ra ở Trung Mỹ và Ca-ri-bê tại Puerto Rico và đã kết thúc hôm mùng 1/8/2010 vừa rồi. Giải thể thao này có gần 4000 vận động viên đến từ 35 quốc gia tham gia và hơn 50.000 khán giả đã tới xem.

 


“Chúng tôi rất tự hào đã đóng góp vào lịch sử thể thao bằng việc tham gia vào quá trình lắp đặt các trang thiết bị quan trọng nhất cho giải thể thao này. Việc đăng cai tổ chức Giải thể thao này là một sự kiện lớn đối với Puerto Rivao và Cemex đã rất hãnh diện khi tham gia một phần. Các thiết bị thể thao này không chỉ được sử dụng trong suốt giải mà sẽ còn được sử dụng cho nhiều thế hệ,” Luis Miguel Cantu, Chủ tịch HĐQT của Cemex ở Ca-ri-bê khẳng định.

 


Adocem phát động chiến dịch quảng cáo nhằm kích thích tiêu thụ xi măng



Nước Cộng hòa Dominican: Bổ sung thêm vào việc cung cấp xi măng cho Haiti, ngành công nghiệp xi măng của Nước Cộng hòa Dominican có vẻ như sẽ thu được lợi nhuận từ chính sách kích cầu của Adocem, hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Portland của nước này. Adocem đã triển khai dự án này vào nửa cuối năm 2010 để kích thích nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước.

 


Julissa Baez, chủ tịch hiệp hội Adocem cho biết, “Nước Cộng hòa Dominican là một quốc gia đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào xây dựng các con đường bằng nhựa asphalt. Chúng tôi đang hy vọng sẽ thay đổi được điều này để có thể xây dựng hạ tầng cơ sở chung bằng xi măng.”


 

Adocem đang phát động chiến dịch quảng cáo các lợi thế của việc sử dụng xi măng cho cả dân chúng và các quan chức. Đại diện của Adocem cũng đã tổ chức các buổi họp với các quan chức của chính phủ.



Nhu cầu xi măng ở Nước Cộng hòa Dominican hiện đạt khoảng 10.500 tấn/ngày.

 


Các dự án hạ tầng cơ sở làm tăng nhu cầu tiêu thụ xi măng

 


Nước Cộng hòa Dominican: Chính phủ nước Cộng hòa Dominican đã khuyến khích gia tăng số lượng các dự án hạ tầng cơ sở làm cho nhu cầu xi măng tăng lên 13% trong giai đoạn từ 1/1/2010 đến 30/4/2010. Nhu cầu xi măng trong giai đoạn này là 484.600 tấn so với 429.000 tấn trong giai đoạn cùng kỳ năm 2009. Mức tăng trưởng này là nhờ các dự án hạ tầng cơ sở cho vận tải, bao gồm cả việc xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 của thủ đô Santo Domingo và dự án Đường cao tốc Corredor Duarte.



Mặc dù có sự gia tăng nhu cầu, tình trạng dư thừa công suất ở thị trường trong nước có nghĩa là các nhà sản xuất không cần phải tăng thêm sản lượng sản xuất. Ngành công nghiệp xi măng của nước này có công suất sản xuất là 6 triệu tấn xi măng/năm, trong khi nhu cầu trong nước hiện đạt ở mức 3,2 triệu tấn/năm.

 


“Do dư thừa sản lượng, chúng tôi hiện đang xuất khẩu 30% trong tổng sản lượng xi măng mỗi năm. Xi măng đã được xuất khẩu tới các nước khác nhau, gồm cả Haiti và Virgin Islands,” giám đốc của Adocem, ông Julissa Baez cho biết.

 

 

Grenada đưa ra các giải pháp khích lệ đối với việc tiêu thụ xi măng

 


Grenada: Trong một động thái kích cầu khác, chính phủ Grenada mới đây đã đưa ra gói kích cầu ngắn hạn nhằm tăng cường các hoạt động xây dựng.



Cơ quan quản lý sẽ phát hành 175 hợp đồng liên quan đến chương trình duy tu bảo dưỡng đường bộ, một giải pháp mà được dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 2600 lao động. VAT sẽ được giảm đi 50% cho xi măng, sắt thép và vật liệu lợp mái trong 6 tháng bắng đầu từ 01/10/2010 để khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu này.

 


Caribbean Cement bị điều tra


 

Jamaica: Các biện pháp kích cầu có thể không phải là các phương sách duy nhất mà đã được áp dụng để làm thay đổi các vị thế của các công ty ở Ca-ri-bê hiện nay. Trong tháng 8/2010, chính phủ Jamaica đã yêu cầu tiến hành khảo sát điều tra để xác định các nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá bán xi măng lên 3,2 % doCông ty trách nhiệm hữu hạn Xi măng Ca-ri-bê (Caribbean Cement Company Limited (CCCL)) khởi xướng.


 

“Chúng tôi sẽ tiến thành điều tra khảo sát cơ cấu định giá và cách thức mà họ đã đưa ra được mức giá của mình, vì vậy chúng tôi đang tìm hiểu để tránh gây ra bất kỳ sự thiếu công bằng nào đối với vị trí thống lĩnh mà công ty này có thể nắm giữ,” Karl Samuda, Bộ trưởng Bộ công nghiệp, đầu tư và thương mại của Jamaica trong tháng 8/2010 đã cho biết.


 

CCCL đã công bố việc tăng giá bán của mình hôm 14/6/2010, cho rằng đó là do các mức định giá mới theo các chi phí vận hành đã tăng lên và do sự sụt giảm nhu cầu, dẫn đến việc tăng lượng tồn trữ xi măng và clinker.

 


Trước khi tăng giá hồi tháng 6/2010, CCCL đã giảm giá bán của mình đi 0,44USSD/bao xi măng hôm 26/10/2009. “Xi măng Ca-ri-bê đã phải đối mặt với tình trạng các silo và các kho chứa đầy ắp trong hầu hết cả năm 2009 và nhiều lần đã phải dừng hoạt động các máy nghiền của mình, mặc dù tính đến nay đã xuất khẩu được hơn 60.000 tấn xi măng,” một nguồn tin của công ty cho biết trong tháng 10/2009.

 


Quy định về việc bán phá giá xi măng


 

Jamaica: Trong một hoạt động phát triển khác, Ủy ban Chống bán phá giá và Trợ cấp (ADSC) của Chính phủ Jamaica đã đưa ra quy định đối với xi măng nhập khẩu từ nước Cộng hòa Dominican đang được chứa ở bãi chứa ở Jamaica và đưa ra bằng chứng về một số tổn hại gây ra cho ngành công nghiệp trong nước. Trong tài liệu tìm hiểu sơ bộ ban đầu phát hành hôm 16/9/2010, ủy ban cũng đã cho biết rằng quyết định chính đã bị bỏ lửng đối với việc liệu tổn hại này có phải là do “nguyên liệu” không. Điều đó sẽ được xác định rõ trong giai đoạn điều tra sau.


 

ADSC đã quy định rằng OPC có nguồn gốc từ nước Cộng hòa Dominican và được phân phối vào Jamaica nhờ công ty nhập khẩu Bying House Cement Limited (BHC) đang được đổ vào bãi chứa với lượng dự trữ 85%. Công ty xuất khẩu xi măng là Domicem của Santo Domingo. Ủy ban đã không, vì công ty này đã hoạt động trong thời gian qua, áp đặt các khoản thuế tạm thời đối với xi măng của Domicem.

 


Caribbean Cement, mà đã phải tạm thời dừng hoạt động sản xuất do doanh số bán hàng chậm và thấp, đã cho biết rằng công ty lo rằng có điều gì đó có vẻ như đang diễn ra theo “xu hướng bất lợi”.

 


“Cả BHC và Domicem đều đã đệ trình số liệu của ba năm vừa qua mà đã cho thấy lượng nhập khẩu ổn định trong các năm 2007 – 2009 và mức sụt giảm 12% trong năm 2009 – 2010 do cuộc khủng hoảng suy thoái,” Attorney Fernanne Kirkham-Yee cho biết. “Do đó một nghịch lý là bằng cách nào ủy ban đạt được kết quả điều tra mang dấu hiệu đe dọa liên quan đến số liệu không bị bác bỏ này về việc giảm lượng xi măng nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác đầy đủ với ủy ban và tin rằng với quyết định cuối cùng chứng cứ sẽ có ảnh hưởng lớn đến vị trí thủ lĩnh.”

 


Trong các trường hợp trước đó mà lượng dự trữ vẫn còn cao, thì quyết định cuối cùng đã hướng tới Caribbean Cement. Tuy nhiên, trường hợp cuối cùng, mà có liên quan đến Tank-Weld và Vulcan Cement, đã được quyết định theo thiện ý của nhà nhập khẩu cho dù kết quả điều tra cho thấy có gần 60% lượng hàng dự trữ trong kho tồn trữ.

 


Kết luận



Car-ri-bê: Ngành công nghiệp xi măng ở Ca-ri-bê khác biệt so với ngành xi măng các nước khác trên thế giới ở chỗ sản lượng xi măng cao hơn so với nhu cầu trong nước. Nhìn vào phiên bản mới Global Cement Directory, thì rõ ràng là rất nhiều nước, như Jamaica, Barbados, Panama và Trinidad và Tobago chỉ có một hoặc hai nhà sản xuất xi măng mà nhìn chung hoạt động với quy mô nhỏ. Cùng với việc tương đối dễ dàng nhập khẩu, thì điều này có thể làm cho các nhà cung cấp trong nước rất dễ bị tổn hại do tình trạng dư thừa công suất các nước láng giềng, cũng như tình trạng dư thừa công suất trong nước, trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay.

  (Dịch từ Global Cement Magazine)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.