Phát triển vật liệu không nung

Thực trạng sản xuất Bê tông khí chưng áp (AAC) ở Việt Nam

01/04/2015 - 05:20 CH

Tại Hội thảo "Ứng dụng vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường" do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức mới đây, TS. Thái Duy Sâm - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội VLXD Việt Nam đã có báo cáo đánh giá về thực trạng, thách thức và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng bê tông khí chưng áp (AAC) ở nước ta. VLXD.org sẽ lần lượt đăng tải những phần nội dung chính của báo cáo để phục vụ những độc giả quan tâm về lĩnh vực này.
Phần 1: Thực trạng sản xuất Bê tông khí chưng áp (AAC) ở Việt Nam

Bê tông khí chưng áp (AAC)vật liệu xây dựng có nhiều tính năng ưu việt. Do đó đã được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới cách đây gần một thế kỷ, hiện nay đã đạt đến mức độ thành thạo và phổ biến với nhiều dạng sản phẩm, cho nhiều mục đích khác nhau (kết cấu tường, kết cấu sàn, kết cấu mái; cách nhiệt, cách âm; v.v).

Ở Việt Nam, AAC mới được bắt đầu sản xuất, sử dụng từ cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 và chủ yếu chỉ có dạng block để xây tường, một số nhà máy sản xuất sản phẩm tấm (panel) AAC đã được thị trường chấp nhận, nhưng khối lượng chưa lớn. Đến nay đã có 12 nhà máy đi vào sản xuất với tổng công suất thiết kế 1,95 triệu m³/năm (tương đương 1365 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn/năm). Tuy nhiên việc sản xuất và sử dụng sản phẩm AAC hiện còn rất khó khăn và nhiều thách thức.


Dây chuyền sản xuất Bê tông khí chưng áp (AAC)

Đầu tư ở giai đoạn đầu phát triển nóng

Năm 2009, Công ty Cổ phần VLXD Vinh Đức thuộc Tập đoàn Thái Thịnh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất AAC đầu tiên ở Việt Nam tại Bảo Lộc, Lâm Đồng với công suất 100 nghìn m³/năm; do Công ty Dong Yue, Sơn Dong, Trung Quốc (ShanDong Dongyue Building Machine Co., LTD) cung cấp thiết bị và hướng dẫn công nghệ, đầu năm 2010 nhà máy bắt đầu sản xuất.

Năm 2010, Công ty Cổ phần Gạch khối Tân Kỷ Nguyên, đưa vào vận hành nhà máy thứ hai tại Long An, với công suất 150 nghìn m³/năm; do Công ty Teeyer Trung Quốc (Jiangsu Teeyer Engineering Machinery Co LTD) cung cấp thiết bị.

Sau khi có Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010, hàng chục dự án đầu tư sản xuất AAC đã được lập; nhưng đến nay chỉ có 12 nhà máy sản xuất AAC đã đươc xây dựng và đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế 1,95 triệu m³/năm. Danh mục các nhà máy AAC được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1: Danh mục các nhà máy AAC đã đưa vào vận hành

TT

Doanh nghiệp

Địa chỉ

Số DC

Công suất

10³m³/tr.viên

Nhà thầu cung cấp thiết bị

1

Cty Vĩnh Đức

Lâm Đồng

1

100/70

Dongyue B.M.Co.,LTD

2

Cty E-Block

Long An

1

150/105

Teeyer E.M. Co., LTD

3

Cty AACViglacera

Bắc Ninh

1

200/140

Cty TNHH HồNam

4

Cty Vương Hải

Đồng Nai

1

100/70

Dongyue B.M.Co.,LTD

5

Cty Vinema

Hà Nam

1

100/70

Dongyue B.M.Co.,LTD

6

Cty S. Đà C. C

Hải Dương

1

200/140

Teeyer E.M. Co., LTD

7

Cty Phúc Sơn

Hòa Bình

1

150/105

Dongyue B.M.Co.,LTD

8

Cty An Thái

Phú Thọ

1

300/210

Cty TNHH máy Tianjin Thượng Hải

9

Cty Trường Hải

Hải Dương

1

200/140

Cty CKCX Hà Nam

10

Cty UDIC K.Bình

Hà Nam

1

100/70

Teeyer E.M. Co., LTD

11

Công ty CP T&T

Bắc Ninh

1

150/105

Dongyue B.M.Co.,LTD

12

Cty Sông Đáy- Hồng Hà

Bắc Ninh

1

200/140

Tahua Machinery Co. Ltd

13

Cty Hưng Khang

BìnhDương

1

100/70

Dongyue B.M.Co.LTD¹

 

Tổng cộng

 

1.950/1.365

 

Chú thích: ¹ Dây chuyền của nhà máy AAC Vĩnh Đức - Lâm Đồng, được tháo dỡ về lắp đặt tại công ty Hưng Khang; có cải tạo và bổ sung thiết bị

Các nhà máy AAC đã đưa vào vận hành phần lớn tập trung ở phía Bắc; có quy mô công suất nhỏ và vừa (100÷300 nghìn m³/năm); đều nhập thiết bị đồng bộ từ Trung Quốc (các nhà cung cấp chính: ShanDong Dongzue Building Machie Co., LTD, Jiangsu Teeyer Engineering Machinery Co., LTD).

Việc đầu tư sản xuất AAC ở Việt Nam ở giai đoạn đầu phát triển nóng trong khi chưa hội đủ các điều kiện cần thiết; do đó các dây chuyền được đầu tư sản xuất theo quy trình công nghệ phổ biến hiện nay trên thế giới; nhưng với trình độ công nghệ và thiết bị ở mức trung bình, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao. Bên cạnh đó nguồn nguyên liệu cho sản xuất không ổn định; nên chưa sản xuất được sản phẩm chất lượng cao như ý muốn. Các nhà máy sản xuất chủ yếu sản phẩm cấp B4 ((RN = 5,0 MPa, KLTT = 551 - 850 kg/m³) hoặc B3 (RN = 3,5 MPa, KLTT = 451 - 650 kg/m³).

Chất lượng sản phẩm cơ bản đạt yêu cầu theo TCVN 7959:2011, nhưng ở mức thấp - hệ số chất lượng AAC, tính theo công thức A= RN/0,016 x (KLTT)² của một số hãng như sau:
- Wehrhahn = 1050
- Hebel (Italia) = 880
- Xela (Thượng Hải) = 854
- V-Block = 826
- E-Block = 779
- An Thái = 779
- Viglacera = 616
- Sông Đáy - Hồng = 583
- Sông Đà - Cao Cường = 581,...

Độ ổn định chất lượng sản phẩm chưa cao; kết quả thử nghiệm của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng cho thấy độ đồng nhất không cao, 9/267 mẫu có độ giao động cường độ 15÷33%.

Từ năm 2011 đến nay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị tường nội địa vật liệu xây dựng nói chung và AAC nói riêng ngày càng bị thu hẹp; nên tổng sản lượng AAC của các nhà máy cho đến cuối tháng 12/2014 chỉ đạt khoảng 0,853 triệu m³. Cụ thể sản lượng và số lượng tiêu thụ AAC hàng năm xem Bảng 2.

Bảng 2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ AAC đên năm 2014
(Đơn vị 1000 m³)

Năm

Tổng CS Thiết kế

Sản lượng

Tiêu thụ nội địa

Xuất khẩu

Tồn kho

2010

700

37/ ( 6,2)

14

0

23

2011

1300

131/ (10,9)

92

1

61

2012

1500

165/ (11,0)

121

70

35

2013

1950

220/ (12,6)

133

107

15

2014

1950

300 (15,4)

191

116

8

Tổng cộng

1950

853

551

294

8

Chú thích: Trong ngoặc (.) là tỷ lệ sản lượng so với tổng công suất đã lắp đặt của từng năm tính theo %

Số liệu nêu trong Bảng 2 và kết quả khảo sát thực tế cho thấy năm 2014 chỉ có ba nhà máy khai thác được trên 50% công suất đã lắp đặt (E-Block, Vương Hải, Viglacera); bốn nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng, khai thác được 2,5 - 10% công suất đã lắp đặt; năm nhà máy không sản xuất mà chỉ tiêu thụ hàng tồn kho, trong đó dây chuyền của Công ty Cổ phần Vĩnh Đức ở Lâm Đồng đã bán cho Công ty Cổ phần Hưng Khang chuyển về lắp đặt ở huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, đưa vào sản xuất trong tháng 6 năm 2014. Do thị trường trong nước còn hạn chế, các đơn vị mở hướng xuất khẩu, năm 2013 có 4 dơn vị đã xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài; trong đó Tân Kỷ Nguyên và Vương Hải xuất khẩu đến 70 - 80% sản lượng; thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Đài Loan, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Malaysia,…
 
Nhìn chung việc tiêu thụ sản phẩm AAC ở nước ta hiện nay vẫn còn rất khó khăn, do đó một số nhà máy dừng hoạt động, một số dự án đầu tư dở cũng đang tạm dừng.

TS. Thái Duy Sâm - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội VLXD Việt Nam

(còn nữa)
VLXD.org

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.