Chuyên đề vật liệu xây dựng

Quy trình các bước xử lý trần nhà bị nứt

08/11/2022 - 06:14 SA

Đối với những vết nứt nhỏ thì thường là vết nứt vữa. Các vết nứt này hầu như vết nứt không có phát triển thêm. Nó chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cả ngôi nhà và cũng ít gây ảnh hưởng tới kết cấu xây dựng. Đối với vết nứt sâu dài và rộng, có thể là do vết nứt sâu bê tông bên trong. Đối với loại vết nứt này nếu không xử lý nhanh chóng nó sẽ ảnh hưởng tới kết cấu của toàn bộ căn nhà.
>> Cách xử lý khi tường nhà bị nứt chân chim
>> Cách khắc phục tường nhà bị nứt
>> Xử lý trần nhà dột thấm
 

Cách xử lý vết nứt trần nhà nhỏ

Với những trần nhà có xuất hiện vài vết nứt khá nhỏ và ít – nguyên nhân là chống thấm không tốt. Thì trước tiên bạn cần nghĩ ngay đến việc khắc phục nó như thế nào. Bạn có thể xem xét lại chế độ chống thấm của ngôi nhà như thế nào, thi công được bao nhiêu năm,… Nếu có bất kì vấn đề nào xuất hiện là do chống thấm không tốt thì bạn nên tiến hành chống thấm lại ngay.

Chú ý đối với các căn hộ chung cư:

Việc bị thấm dột từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà trên tầng. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng, có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.

Đối với nhà phố:

Trần nhà chỉ thấm nước nhẹ. Có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm. Kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

Cách xử lý trần nhà bị nứt bằng Xi lanh

Vật liệu chống thấm sử dụng gồm Keo Epoxy SL 1400, Keo trám SL 1401 hoặc Sikadur 752 để bơm vào các vết nứt. Keo Epoxy giúp liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất.

Quy trình thi công ta sẽ tiến hành thi công qua các bước sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt nơi bị nứt sạch sẽ. Loại bỏ bụi bẩn tạp chất còn sót lại. Nếu trần nhà bạn có trát vữa thì phải đục tẩy hết lớp vữa trát đó đi. Sau đó kiểm tra kích thước của vết nứt bằng thước đo.

Bước 2: Đánh dấu các vị trí để đặt xi lanh, nên đánh dấu khoảng cách giữa các vị trí từ 15 – 20 cm.

Bước 3: Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu, sử dụng keo Epoxy SL 1401 để gắn bát nhựa. Sau đó trám dọc vết nứt đã được gắn bát nhựa bằng keo SL 1401, mục đích để keo Epoxy sau khi bơm không bị chảy ra ngoài.

Bước 4: Kiểm tra bề mặt keo. Nếu đã khô chúng ta bắt đầu tiến hành gắn xi lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo SL 1400 vào. Lưu ý, chuẩn bị nhiều xi lanh chứa keo Epoxy khác nhau một lúc. Điều này để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. Trường hợp muốn tăng áp lực trong quá trình bơm có thể dùng dây cao su để bổ trợ.

Bước 5: Sau khi bơm khoảng 3 – 4h đồng hồ, dung dịch keo Epoxy đã đủ thời gian đông cứng. Tiến hành rút xy lanh ra. Sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để trà nhám và làm phẳng bề mặt các vết nứt.

Bước 6: Nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng một cách bình thường.

Cách xử lý bề mặt trần nhà bị nứt theo cách cắt bề mặt hình chữ V

Những vết nứt này thường chỉ xuất hiện ở lớp trát vữa (có thể nhiều, chồng chéo lên nhau) nhưng không ảnh hưởng sâu vào kết cấu bên trong của bê tông. Vết nứt này có độ rộng nhỏ hơn 1mm. Vì vậy cách xử lý cũng dễ dàng và đơn giản hơn.

Quy trình xử lý vết nứt đúng kỹ thuật như sau:

Bước 1: Xác định vết nứt một cách chính xác.

Bước 2: Sau khi đã định vị vết nứt chính xác. Ta tiến hành đục gạch tại các vị trí vết nứt và khi đã tìm thấy vết nứt thì đục cho đến khi nào vết nứt kết thúc thì thôi.

Bước 3: Sử dụng máy mài bê tông cầm tay và mài sạch sẽ vết nứt hiện rõ ràng hơn.

Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay và cắt mở rộng vết nứt. Cố gắng cắt ra hai bên theo hình chữ V với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm.

Bước 5: Tiến hành vệ sinh các vết nứt sạch sẽ sau khi cắt.

Bước 6: Sử dụng hồ dầu kết nối (Xi măng trộn với nước và phụ gia Latex) tưới lên bề mặt vết nứt. Sau đó tiến hành đổ vữa Grout lên vết nứt cho bằng mặt sàn mái.

Bước 7: Sau khi vữa Grout hoàn toàn khô thì tiến hành quét phụ gia chống thấm lên vết nứt. Đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.

Bước 8: Sau khi lớp chống thấm khô thì ta quét lại thêm 1 đến 2 lớp nữa. Đợi khô hoàn toàn thì tiến hành láng vữa chống thấm và lát gạch.

Bước 9: Ngâm thử nước sau đó tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình.

Lưu ý khi xử lý nứt trần nhà

Trên đây là một số thông để trả lời cho vấn đề trần nhà bị nứt có nguy hiểm không?. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn sẽ lựa chọn cách giải quyết phù hợp nếu gia đình đang có vấn đề tương tự.

Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý khách hàng để hạn chế thấp nhất nguy cơ nứt trần. Chúng ta cần lưu ý nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nứt và cần dịch vụ chống thấm ngay từ lúc bắt đầu xây dựng.

Lựa chọn biện pháp xử lý nứt trần phù hợp:

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của trần nhà mà chúng ta sẽ chọn giải pháp phù hơp. Ví dụ như trần nhà chỉ bị nứt, thấm dột ít thì chúng ta sẽ chọn sử dụng keo chống thấm sẽ nhanh chóng & tiết kiệm chi phí.

VLXD.org (TH/ Phuongnamcons)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.