VLXD hoàn thiện tường, trần

Hướng dẫn thi công gạch thông gió

11/10/2022 - 01:28 SA

Trước khi thi công thì cần xác định mặt chính trang trí của công trình cần thi công (ví dụ như xây mặt tiền của nhà thì chọn phía trong nội thất là mặt chính), dùng dây để căng theo mặt đó và xây theo.
>> Gạch thông gió tạo điểm nhấn cho các công trình
>> Ưu điểm của gạch thông gió trong công trình kiến trúc
>> Biến tấu không gian sống ấn tượng với gạch hoa thông gió
 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần thi công gạch thông gió chắn mưa

Làm sạch bề mặt của nền lát và tạo phẳng bề mặt bằng vữa hoặc láng xi măng. Không nên xây gạch thông gió trên bề mặt quá nhẵn, hoặc bề mặt dễ vỡ như kính, gạch men bóng, mosiac,… Trước khi tiến hành xây bạn cần phải tưới nước giữa ẩm cho gạch để đảm bảo chất lượng của vữa mạch không bị hút nước bởi gạch khô, gây ra nứt vữa mạch.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu thi công

Đối với gạch thông gió có màu xám ghi của xi măng thông thường thì bạn nên dùng vữa xây thông thường ( xi măng + cát sạch + nước sạch, trong đó tỉ lệ trộn giữa xi măng và cát là 1:1). Đối với gạch bông gió màu thì có thể sử dụng keo dán gạch hoặc vữa xi măng trắng. Trước khi thi công cần tiến hành kiểm tra cát và nước tránh trường hợp chúng bị nhiễm mặn. Bạn nên chú ý trộn vữa xây vừa phải, không bị ướt, mác vữa cần xây theo yêu cầu của thiết kế.
 

Bước 3: Chuẩn bị xây tường

Đo kích thước cả về bề rộng và chiều cao của khoảng tường cần thi công, sau đó chia khoảng cách gạch đều bằng nhau, không nên để khoảng gạch quá xa nhau chỉ nên cách nhau 5 -10 mm, còn khoảng cách thừa thì dồn ra 2 bên rìa tường và chèn vữa vào khoảng trống đó. Bạn cũng có thể chia các viên gạch thông gió vào ô định thi công mà chưa cần vữa để chia khoảng cách.

Bước 4: Tiến hành thi công

– Xác định mặt chính trang trí của công trình cần thi công (ví dụ như xây mặt tiền của nhà thì chọn phía trong nội thất là mặt chính), dùng dây để căng theo mặt đó và xây theo. Tiến hành xây ở góc tường trước rồi xây các phần còn lại của bức tường sau.

– Trải vữa dày khoảng 1cm lên móng của tường xây, dùng bay để trải vữa tạo thành một lớp khối vữa ở giữa để khi đặt gạch lên nó sẽ được trải đều ra các các mép gạch, tránh lãng phí nguyên vật liệu và đồng thời tạo ra chân đinh dính chặt vào gạch.

– Ở các góc bức tường khác cũng làm theo cách này, xây định vị vài viên gạch cho mỗi hướng xây và buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc ở hàng đầu tiên và kéo căng để tạo mốc xây cho các viên gạch khác.

– Tiếp tục trải vữa cho các hàng tiếp theo và dùng bay để miết các mạch vữa, định vị các viên gạch lỗ thông gió đúng theo vị trí. Độ dày mạch vữa khoảng 5 – 10mm hoặc có thể linh động điều chỉnh thêm nhưng ở mức vừa phải tói đa 20mm cho những bức tường có chiều cao hơn 2,5m và chiều rộng lớn hơn 3m.

Bước 5: Sau khi thi công

Sau khi đã thi công xong tường gạch thông gió chắn mưa cần giữa ẩm liên tục trong vòng 3 ngày cho tường bằng cách tưới nước 2 lần/ngày.

Nếu bạn muốn sơn tường để tăng thêm màu sắc cho ngôi nhà thì có thể sơn sau khi gạch khô, khoảng từ 10 – 30 ngày kể từ ngày xây. Dùng súng phun sương máy nén để sơn tường, trước khi tiến hành phun sơn cần làm vệ sinh bề mặt bằng cách xoa mặt tường bằng đá mài hoặc giấy ráp mịn. Khi phun mặt trước thì che mặt sau của tường đợi 4 – 5 tiếng để ráo sơn thì làm ngược lại để phun sơn mặt sau, cứ như thế phun sơn tường 1 lót, 2 phủ như tường bình thường.

VLXD.org (TH/ kinhnghiemlamnha)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.