Theo thống kê, nhu cầu
tiêu thụ xi măng xây dựng trên thế giới ước tính khoảng 4.1 tỷ tấn mỗi năm. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh tế và các dự án xây dựng cụ thể ở từng khu vực.
Cụ thể năm 2024, thế giới tiêu thụ khoảng 3.853 tỷ tấn
xi măng. Tiêu thụ xi măng toàn cầu giảm 3.2% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 122 triệu tấn, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012
Năm 2024, Việt Nam tiêu thụ khoảng 95 triệu tấn xi măng và
clinker, trong đó tiêu thụ nội địa là 65.3 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 29.7 triệu tấn.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ xi măng
Tình hình kinh tế: Tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự gia tăng các hoạt động xây dựng, từ đó làm tăng nhu cầu xi măng.
Chính sách đầu tư: Các chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, nhà ở...) cũng sẽ làm tăng lượng tiêu thụ xi măng.
Xu hướng đô thị hóa: Quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở nhiều khu vực trên thế giới cũng đòi hỏi lượng xi măng lớn cho việc xây dựng nhà cửa, tòa nhà, và các công trình công cộng.
Châu Á dẫn đầu thế giới về nhu cầu xi măng
Nhu cầu xi măng cho các dự án cơ sở hạ tầng đóng góp khoảng 10 - 15% tổng lượng xi măng tiêu thụ toàn cầu. Châu Á là khu vực dẫn đầu thế giới về nhu cầu xi măng cho các dự án hạ tầng, đặc biệt phân khúc này chiếm trung bình từ 30 - 40% tổng xi măng tiêu thụ tại khu vực Trung Quốc trong giai đoạn 20 năm vừa qua, với một số dự án hạ tầng sử dụng lượng xi măng nhiều nhất thế giới có thể kể đến như đập Tam Hiệp (27,6 triệu tấn xi măng), cầu Đan Dương - Côn Sơn (4,82 triệu tấn). Tuy nhiên, mức đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng đang có xu hướng bão hòa trên Thế giới với dư địa phát triển bắt đầu phân hóa rõ rệt hơn giữa các quốc gia.
Trong giai đoạn 2020 - 2030, tốc độ chi tiêu vào xây dựng cơ sở hạ tầng của các quốc gia sẽ có sự phân hóa rõ rệt, trong đó các quốc gia từng có mức chi tiêu rất lớn vào hạ tầng như Trung Quốc sẽ giảm dần mức đầu tư trong giai đoạn 10 năm tới do hiệu quả kinh tế của các dự án hạ tầng không còn đáng kể.
Ngoài Trung Quốc và các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu, các khu vực còn lại vẫn tiếp tục đầu tư một lượng vốn rất lớn vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt Ấn Độ và Đông Nam Á dự kiến sẽ là các thị trường bùng nổ trong phân khúc này, với mục tiêu bắt kịp tốc độ phát triển công nghiệp và đón đầu thay thế thị trường Trung Quốc làm công xưởng sản xuất chính của thế giới sau cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đầu năm 2020, chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ khởi động gói đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước đến nay trị giá 1.390 tỷ USD trong 5 năm (2021 - 2026), gấp 2,8 lần mức chi tiêu vào cơ sở hạ tầng trong giai đoạn trước đó.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
>> Tình hình một số thị trường xi măng trên Thế giới
>> Đánh giá tổng quan ngành Xi măng trong 10 năm trở lại đây
>> Năm 2025: Bộ Xây dựng dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng khoảng 95 - 100 triệu tấn
>> Thị trường xi măng thế giới và xu hướng của các nhà nhập khẩu
>> Việt Nam nằm TOP 3 sản xuất xi măng của thế giới