Vật liệu và Kiến trúc

Tòa tháp in 3D kiến trúc sáng tạo cao nhất Thế giới

13/02/2024 - 11:02 SA

Theo Design Boom, công tác xây dựng Tháp Trăng cao 30 m sẽ được xây dọc theo đèo núi Julier ở ngôi làng hẻo lánh Mulegns trên dãy Alps của Thụy Sĩ bắt đầu từ ngày 1/2/2024 từ các cột đúc sẵn thông qua in 3D.
Tháp Trắng là thiết kế của kiến trúc sư Benjamin Dillenburger và Michael Hansmeyer cho tổ chức Fundaziun Origen. Công ty Công nghệ xây dựng kỹ thuật số của ETH Zurich phát triển công nghệ xây tháp, hợp tác với Viện phân tích và thiết kế cấu trúc (CSBD) và Viện vật liệu xây dựng (PCBM). Dựa trên khung thời gian do Michael Hansmeyer nêu, các cột của Tháp Trắng sẽ được lắp ráp trong tháng 5 và dự kiến mở cửa vào tháng 6/2024.

Tòa tháp gồm 32 cột nhánh bao quanh các phòng thoáng khí theo phong cách trừu tượng, dẫn du khách tới phòng hòa nhạc trên đỉnh tháp. Phòng hòa nhạc có thể chứa 45 người và cung cấp góc nhìn toàn cảnh thung lũng Julier. Xét về tính bền vững, công ty xây dựng sử dụng quá trình đúc đẩy bê tông tự động, giảm đáng kể tiêu thụ vật liệu.
 

Thiết kế của Tháp Trắng nằm trên dãy Alps.

8 cột đầu tiên của tầng bên dưới được in bằng robot tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH), nằm trong một loạt cột xoắn rỗng sử dụng khớp nối của Tháp Trắng. Công trình in 3D không cần dùng khung, các phần gia cố bằng thép được thêm vào trong quá trình sản xuất tự động. Tháp Trắng được xây dưới dạng module và có thể dựng lại ở địa điểm khác sau khi nằm ở Mulegns 5 năm.

Tháp Trắng là dự án kiến trúc sáng tạo xây trực tiếp bên trên xí nghiệp sửa chữa toa xe lịch sử ở làng Mulegns. Công trình được thiết kế như một cấu trúc 6 tầng, tạo ra một loạt không gian gọi là dãy phòng liền thẳng đứng. Theo công ty, những không gian này rất đa dạng về độ thoáng và ánh sáng, chuyển đổi từ các phòng kín và tối ở phía dưới tới phòng sáng và thoáng trên đỉnh tháp.

Mỗi tầng tháp có hệ thống trang trí đặc trưng, góp phần vào trải nghiệm không gian độc đáo cho du khách. Dù vậy, mọi tầng đều thống nhất thông qua sử dụng vật liệu. Ngoài ra, Tháp Trắng cũng được che chắn khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió tuyết vào mùa đông bởi lớp màng có thể tháo rời được. Biện pháp bảo vệ này giúp đảm bảo tuổi thọ và độ nguyên vẹn của công trình.

Các kiến trúc sư sử dụng phần mềm thiết kế vi tính để tạo ra Tháp Trắng và chuyển thành mô hình kỹ thuật số. Sử dụng cánh tay robot lớn, những lớp mỏng bê tông có công thức đặc biệt được đùn ra từng lớp theo thiết kế kỹ thuật số để xây dựng công trình. Những chi tiết gia cố bằng thép có thể tích hợp trong quá trình in nhằm tăng cường độ bền kết cấu.

Sau khi in, những phần hoàn thiện cuối cùng như chà mịn hoặc chi tiết trang trí được thực hiện. Bộ phận in sau đó được lắp ráp tại chỗ bằng kỹ thuật xây dựng module. Trong suốt quá trình, các kỹ sư rất chú ý tới độ chính xác và kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả thiết kế như mong muốn.

VLXD.org (TH/ Interesting Engineering)
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.