Vật liệu và Kiến trúc

Quy trình làm móng nhà bao gồm 10 bước

17/09/2022 - 03:42 SA

Quy trình làm móng bao gồm 10 bước. Việc thực hiện đúng các bước trong quy trình sẽ đảm bảo móng nhà đạt kết cấu và độ ổn định tốt nhất.
>> Tiêu chuẩn của các loại móng nhà trong xây dựng
>> Quy trình và một vài lưu ý khi làm móng nhà
>> TCXDVN 205:1998 - Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế
 

Bước 1: Khảo sát địa chất nơi xây nhà

Bước đầu tiên khi làm móng là cần khảo sát địa chất khu vực xây dựng công trình, nhà ở. Việc khảo sát địa chất sẽ giúp nhà thầu, biết được khu đất của công trình dự định xây dựng là nền đất gì.

Bước 2: Lựa chọn phương án, vật liệu làm móng phù hợp

Sau khi đã xác định kết cấu của nền đất. Việc tiếp theo mà nhà thầu cần tiến hành là lựa chọn phương án móng cần thi công và vật liệu làm móng tương ứng cho từng loại. Điều này sẽ đảm bảo phương án móng nhà sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh việc lựa chọn sai cấu trúc móng làm giảm tuổi thọ của công trình.

Bước 3: Đào hố móng

Khi đã có được phương án và vật liệu làm móng phù hợp. Lúc này nhà thầu sẽ tiến hành đào hố móng. Tùy thuộc vào phương án sử dụng khi làm móng. Mà nhà thầu tiến hành đào hố móng sao cho phù hợp.

Bước 4: Làm phẳng mặt hố

Kết thúc bước 3. Nhà thầu cần làm phẳng và làm sạch mặt hố. Điều này sẽ tránh được những tác nhân môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc móng trong tương lai. Cũng như đảm bảo rằng móng được thi công một cách tốt nhất.

Bước 5: Kiểm tra cao độ lót móng

Song song với quá trình làm phẳng mặt hố. Nhà thầu cũng phải kiểm tra cao độ lót móng trước tiến hành thực tiến hành đổ bê tông lót cho các loại móng nhà. Kiểm tra cao độ sẽ đảm bảo lớp lót móng bằng phẳng, có kết cấu ổn định.

Bước 6: Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc

Sau khi toàn bộ các bước kiểm tra và chuẩn bị hố móng hoàn thành. Lúc này, nhà thầu bắt đầu tiến hành đổ bê tông lót móng cho hố. Các loại móng nhà dù khác nhau về cấu trúc và kết cấu. Tuy nhiên, lớp bê tông lót thường được tiến hành giống nhau. Bê tông lót có độ dày tối thiểu là 100 mm. Cùng với đó, lớp bê tông cần phải có bề mặt thật phẳng và mịn.

Bước 7: Ghép cốp pha móng

Khi bê tông lót móng đã hoàn toàn ổn định. Lúc này, nhà thầu sẽ tiến hành dựng khung và ghép cốp pha móng nhà. Các tấm cốp pha được sử dụng phải có bề mặt phẳng, độ khít cao. Việc ghép cốp pha và bản móng chuẩn sẽ đảm bảo về kết cấu và tuổi thọ của công trình.

Bước 8: Đổ bê tông móng

Khi cốp pha móng đã được kiểm tra đảm bảo đủ điều kiện đê thi công móng. Quá trình đổ bê tông móng sẽ bắt đầu được tiến hành. Lớp bê tông được trộn theo tỉ lệ nhất định, cũng như phải đảm bảo rằng bê tông được san đều và bao bọc lên toàn bộ khung thép móng nhà trước đó. Điều này sẽ giúp lớp móng giữ được độ ổn định và liên kết chặt với lớp bê tông lót

Bước 9: Tháo cốp pha móng

Cốp pha móng chỉ được tiến hành tháo dỡ khi lớp bê tông đã đông đặc và đạt đủ số ngày tuổi. Với những công trình cỡ nhỏ. Thời gian tháo cốp pha móng nhà tối thiểu là sau 28 ngày. Khoảng thời gian này là đủ để bê tông có thời gian nghỉ và đạt độ liên kết chắc chắn nhất.

Bước 10: Bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ

Lớp móng do nằm dưới sâu bề mặt đất. Vì vậy, môi trường sẽ tác động mạnh tới cấu trúc móng. Vì vậy, sau khi tháo dỡ cốp pha. Trong khoảng thời gian đầu, nhà thầu cần tiến hành bảo dưỡng lớp bê tông  ví dụ như bằng cách tưới nước. Tưới nước bê tông móng sẽ giúp cho móng giữ vững được kết cấu công trình. Đồng thời, hạn chế tối đa được sự xâm hại của môi trường xung quanh đến móng nhà.

VLXD.org (TH/ quatest2)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.