Vật liệu và Kiến trúc

Cách khắc phục trần nhà bị bong tróc

14/09/2022 - 01:29 SA

Trần nhà bị bong tróc không những mất thẩm mỹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho mọi người sinh sống trong không gian đó. Vì vậy cần tiến hành khắc phục càng sớm càng tốt.
>> Xử lý trần nhà dột thấm
>> Bê tông không trát – Giải pháp tránh bong tróc mặt ngoài tối
>> Nguyên nhân dẫn đến bong tróc sơn tường và cách xử lý
 
Hãy xử lý trần nhà thật cẩn thận
 
Bước 1

Đâu tiên, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để xử lý trần nhà. Các nguyên liệu cụ thể cần cho việc này như sau:

Xi măng.

Bàn xoa.

Dàn giáo.

Máy đục bê tông.
 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trần nhà bị bong tróc

Bước 2

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bạn hãy tiến hành đục nhám. Lúc này, việc đục sẽ trú trọng vào vị trí trần bị bong tróc và cần trát lại. Điều này cũng đúng với trường hợp cần đóng kết lưới thép lên trần nhà bằng các loại vít và đinh.

Bước 3

Sau khi việc đục tạo nhám đã hoàn thành, bạn hãy sử dụng xi măng tinh trộn với nước để tạo thành loại bột hồ dầu đặc quánh dùng cho việc trát trần.

Dùng bay miết hồ dầu đặc quánh vào những vị trí trần có vấn đề. Những điểm này nên trát thành từng ô giãn cách, mỗi điểm hồ dầu cách nhau khoảng 10cm tạo thành từng ô vuông.

Đỉnh cao của điểm hồ dầu nên nhô xuống bên dưới với trần bê tông một đoạn không quá 1cm. Nếu không, có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của trần nhà.
 

Trộn xi măng để tạo thành hỗn hợp hồ

Bước 4

Sau khi thực hiện, hãy chờ những điểm hồ dầu đó khô hoàn toàn. Tạo độ bám cần thiết cho bề mặt trần. Cuối cùng, hãy thực hiện đắp mốc trát khu vực trần cần trát. Hoặc thực hiện trên toàn bộ bề mặt trần nếu cần thiết.

Bước 5

Trộn vữa mác xi măng sao cho đủ độ dẻo. Tuỳ theo yêu cầu công trình, bạn nên lựa chọn cẩn thận để có loại mác phù hợp và mang lại chất lượng tốt nhất.

Trong trường hợp trần chỉ lở chứ không có độ võng, bạn nên trát một lớp 1-2cm là được. Còn với trần võng lồi lõm, mức trần cần trát sẽ dày hơn 2cm. Lúc này bạn cần thực hiện việc trát 1, 2 lớp vữa trước. Sau đó mới trát và thực hiện xoa phẳng cẩn thận là xong.

Khi trát lớp vữa tiếp theo, hãy chắc chắn là lớp trước đó đã khô. Nếu không, độ kết dính không đủ sẽ trở thành nguyên nhân khiến trần bị bong tróc ngay sau khi mới hoàn thành.

Bước 6

Sau khi lớp vữa cuối cùng đã trát xong, thời gian bảo hành sẽ cách khi hoàn thành khoảng 1 ngày. Tuỳ thuộc vào thời tiết, bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian này sao cho phù hợp.

Lớp vữa cuối cùng se mặt và hơi khô, hãy tiến hành xịt nước bảo dưỡng lên lớp vữa mới trát. Khi đó, bạn có thể dễ dàng tạo được độ kết dính cần thiết và đảm bảo lớp vữa bám được lâu dài.

VLXD.org (TH/ Thegioivatlieu)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.