Tin tức

Vật liệu xây dựng: Găp khó ngay trên sân nhà

27/01/2014 - 11:51 SA

Từ vài năm nay, nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đã ở mức dư thừa, cùng với đó là thị trường bất động sản đóng băng khiến cho các DN sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng (VLXD) gặp nhiều khó khăn.


Tình trạng cạnh tranh hạ giá giữa các DN VLXD để tranh thị thường XK cũng khiến các nhà XK VLXD lo ngại. Có DN bán nguyên bộ gồm bàn cầu, bồn rửa mặt (cả chân), vòi nước giá chỉ có 26 USD/bộ để giành thị trường. Trong khi chi phí sản xuất bàn cầu đã là 22- 25 USD/cái, còn bồn rửa mặt (cả chân) thêm 10 USD/cái... “Chúng tôi chấp nhận đương đầu với sự cạnh tranh rất nặng ký từ Trung Quốc về tất cả mọi mặt. Nhưng đừng cạnh tranh bằng cách phá giá. Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của các DN khác mà còn ảnh hưởng đến cái nhìn về chất lượng sản phẩm từ Việt Nam” - ông Đại bức xúc nói.

Nhận định về tình hình XK VLXD, ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, việc XK các sản phẩm VLXD của nước ta hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Tuy Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát huy tiềm năng XK VLXD nhưng trong giai đoạn vừa qua còn nhiều bất cập cần khắc phục cả về cơ chế chính sách, cả về phía DN sản xuất kinh doanh… trong lĩnh vực này. Đặc biệt, các DN không nên chỉ lo đối phó với các vụ kiện khi XK, bản thân các DN cũng cần phải có biện pháp tự vệ ngay cả ở thị trường trong nước.

Mới đây, trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần sớm nghiên cứu ban hành chính sách “phòng vệ thương mại”, chống bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh, tạo điều kiện cho các DN Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với DN nước ngoài. Các hiệp hội ngành nghề vật liệu xây dựng nên chủ động xây dựng mạng lưới, chủ động tổ chức cho các DN hợp tác XK đi vào các thị trường lớn, có tiềm năng lâu dài, chấm dứt tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh, làm thiệt hại sản xuất, kinh doanh.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, bên cạnh lý do liên quan đến cơ chế, chính sách, hỗ trợ của Nhà nước cho công tác XK VLXD còn hạn chế do nguồn lực tài chính có hạn, thì nguyên nhân lớn hơn là sự chủ quan của các DN khi chưa mạnh dạn tìm kiếm thị trường XK. Các DN VLXD cũng chưa có được mặt hàng XK chủ lực và chưa có được thị trường XK lớn.

Vì vậy, trong năm 2014, định hướng cho XK VLXD đã được Vụ Vật liệu Xây dựng xác định rất rõ. Theo đó, về thị trường, ngoài các thị trường sẵn có của mình, các DN cần đầu tư cho việc nghiên cứu sâu các thị trường như châu Phi, châu Mỹ, châu Á như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thị trường Trung Đông ...

Về định hướng sản phẩm, cần tập trung các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng cao cho các thị trường khó tính như thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Đồng thời xúc tiến tìm loại sản phẩm có chất lượng phù hợp tiếp cận vào các thị trường trung bình ở Nga, Thái Lan và các nước châu Phi.

CFC - Hải quan

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.