Sự kiện

Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng

28/09/2022 - 02:41 CH

Hội thảo “Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng” do Báo Xây dựng tổ chức sáng nay (28/9) tại Hà Nội.
>> Vật liệu mới cho lĩnh vực công nghệ
>> Những đột phá mới trong công nghệ vật liệu xây dựng
>> Công nghệ vật liệu mới sẽ hướng tới nhu cầu xã hội
 

Các giải pháp, xu hướng công nghệ mới từ ngành VLXD rất đa dạng, từ đổi mới vật liệu truyền thống,cải thiện các tính năng sẵn có; đến tạo ra các tổ hợp vật liệu mới có thêm nhiều tính năng, đến vật liệu mới, tính năng hoàn toàn mới. Mặc dù tiềm năng lớn, nhưng các loại vật liệu mới vẫn khó thâm nhập thị trường.

Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng Phạm Văn Bắc cho biết: “Sản xuất VLXD đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong 15 năm qua, ngành VLXD phát triển mạnh mẽ, Việt Nam từ một nước nhập khẩu hầu hết vật liệu, đến nay đã từng bước phát triển, xuất khẩu một số loại VLXD đến nhiều thị trường trên thế giới”.

Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, cho biết hiện nay, sản xuất VLXD có xu hướng phát triển các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. Ngày 18/8/2020, tại Quyết định 1266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển VLXD thời kỳ 2021-2030, định hướng đến 2050; trên 6 quan điểm, trong đó quan điểm phát triển VLXD hiệu quả bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thế giới, quản lý vật liệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng, nhiên liệu, hạn chế ảnh hưởng môi trường.

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng, nếu tính bình quân cả nước và các loại vật liệu xây không nung nói chung thì con số sử dụng năm 2015 là 4,98 tỷ viên quy tiêu chuẩn trên tổng số 23 tỷ viên vật liệu xây được sử dụng, đạt 21%. Như vậy, chỉ tiêu thứ nhất của Chương trình 567 là tỷ lệ sử dụng bình quân trong cả nước đã đạt (Chương trình đề ra là trên 20%);

Để phát triển VLXD xanh, TS Lê Văn Tới, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng nhấn mạnh: Nhà nước cần có biện pháp hành chính cần thiết được quy định trong văn bản pháp luật, ít nhất là trong nghị định, để thúc đẩy sử dụng VLXD thân thiện, cần nhất quán, quyết liệt hơn; gắn trách nhiệm cho các địa phương, kiểm tra, khen thưởng địa phương làm tốt, phê bình địa phương thực hiện chưa tốt.

Về khung kỹ thuật, các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, sử dụng VLXD thân thiện, đặc biệt công trình xanh cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể. Cần bổ sung chính sách để khuyến khích sử dụng công nghệ thi công tiên tiến, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động trong sử dụng VLXD thân thiện.

Về chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020, mục tiêu đề ra là “Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 20-25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020”. Nhưng thực tế đến năm 2015, cả nước đã đầu tư trên 2 ngàn dây chuyền sản xuất gạch block bê tông (gạch xi măng cốt liệu), trong đó gần 150 dây chuyền khoảng trên 10 triệu viên/năm và 13 dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp.

Chỉ tính 3 loại vật liệu xây không nung cơ bản là block bê tông, AAC và bê tông bọt, cả nước đa có tổng công suất là 6,5 tỷ viên QTC; công suất đó có thể nói đã vượt chỉ tiêu của năm 2020…

VLXD.org (TH/ Tinnhanhchungkhoan/Tapchixaydung)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.