Bê tông

3 bước kiểm tra độ sụt bê tông đảm bảo sự đồng nhất trong quá trình xây dựng

19/08/2022 - 08:37 SA

Trong xây dựng nhà ở trọn gói, việc kiểm tra độ sụt bê tông là công tác quan trọng tại các công trường thi công nhằm xác định độ cứng, độ đặc chắc chắn của mẫu bê tông trước khi đổ bê tông. Mục đích chính là để đo được sự cân xứng của hỗn hợp bê tông được trộn, kiểm tra độ nhuyễn của bê tông có nằm trong khoảng mong muốn hay không, để đảm bảo được sự đồng nhất trong quá trình xây dựng.
>> Giới thiệu 3 phương pháp ép cọc bê tông trong xây dựng
>> Bê tông chất lượng cao được sản xuất từ lốp xe cao su
>> Bê tông tự lèn mang lại hiệu quả cao hơn so với loại bê tông thông dụng
 

Độ sụt bê tông bao nhiêu là vừa?

Ngày nay, các loại bê tông thông thường sẽ được sản xuất theo các mác bê tông khoảng 200, 250,…  Còn riêng với công trình thông thường như xây dựng nhà ở, người ta sẽ sử dụng các loại mác bê tông khoảng 250, 300.

Vậy độ sụt bê tông bao nhiêu là thích hợp?

Tùy theo từng hạng mục, vị trí để thi công, dựa vào phương pháp đổ bê tông là đổ tay hay bơm; cũng như dựa vào các đặc điểm về thời tiết và khí hậu,… mà sẽ có các độ sụt riêng và khác nhau. Độ sụt thay đổi với mục đích là đảm bảo được tính hiệu quả để xem thử có thể triển khai được hay không.

Một số độ sụt bê tông chuẩn như sau:

Nhà ở dưới 3 tầng: Độ sụt bê tông mác 200. Đối với nhịp giữa những dầm lớn thì sử dụng độ sụt bê tông mác 250.

Công trình nhà ở từ 4 đến 6 tầng: Độ sụt bê tông mác 250. Nhịp giữa những dầm lớn thì độ sụt 300.

Đối với nhà thông thường: Độ sụt thích hợp là 10 đến 12 khi sử dụng bơm để đổ bê tông. Còn đối với bê tông móng được đổ trực tiếp và không sử dụng bơm thì độ sụt thích hợp là 6 đến 8.

Bảng độ sụt bê tông tiêu chuẩn

Mỗi loại mác bê tông sẽ có riêng một độ sụt khác nhau, cùng tham khảo bảng độ sụt dưới đây.
 

Kiểm tra độ sụt như thế nào cho đúng cách?

Bước 1: Cố định phần nón sụt

Trước tiên giữ vững được hình nón sụt sau đó cho hỗn hợp bê tông vào khoảng một phần ba của hình nón.

Bước 2: Đầm kỹ

Đầm cho thật chặt các lớp trước của bê tông sau đó chèn hỗn hợp để cho đầy nón. Lặp lại  đầm khoảng 25 lần

Bước 3: Đo độ sụt

Chờ cho hỗn hợp bê tông được sụt, tiến hành đo và quan sát sự sụt giảm dựa vào chiều cao. Lật hình nón ngược đặt vào bên cạnh của các mẫu. Sau đó đặt vào một que thép để nén trên nón sụt và tiến hành đo khoảng cách từ thanh cho đến phần tâm di dời so với ban đầu.

Bài viết trên đã giải đáp những câu hỏi phổ biến về độ sụt bê tông. Hy vọng phần nào giúp bạn hiểu và biết cách đo độ sụt bê tông cũng như chọn độ sụt cho công trình thi công thực tế một cách hiệu quả.

VLXD.org (TH/ giavatlieuxaydung)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.