Bê tông

Giới thiệu 3 phương pháp ép cọc bê tông trong xây dựng

18/08/2022 - 02:40 CH

3 phương pháp ép cọc bê tông giúp thực hiện đóng các cọc bê tông đã được đúc sẵn vào dưới vị trí nền đất sâu đã được đánh dấu từ trước đó, từ đó làm gia tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho nền móng gấp rất nhiều lần so với những công trình bình thường.
>> Bê tông chất lượng cao được sản xuất từ lốp xe cao su
>> Bê tông tôn lên vẻ đẹp cho mặt tiền
>> Bê tông từ rác thải

Ép tải
 

Là một trong những phương pháp ép cọc bê tông được nhiều người sử dụng với những ưu điểm sau

Ưu điểm:

Phương pháp ép tải với ưu điểm rằng  máy chạy rất êm, không tạo ra các tiếng ồn cũng như không gây ra các chấn động làm ảnh hưởng đến những công trình xung quanh.

Loại giàn tải sắt này chúng không cần phải quay neo như những giàn neo khác

Sử dụng được cho cả những công trình sở hữu tải trọng lớn hơn.

Nhược điểm:

Chi phí cho phương pháp ép tải cao hơn so với các phương pháp khác

Phương pháp này phù hợp để thi công ở những mặt bằng lớn

Ép neo
 

Ép neo là một trong những phương pháp thường được áp dụng cho các công trình vừa và lớn hoặc những công trình không có mặt bằng để thi công.

Ưu điểm:

Lực ép với tải trọng lên đến 40 tới 45 tấm

Quy trình ép neo không tạo tiếng ồn

Chi phí bỏ ra thấp hơn so với những phương pháp khác
Đáp ứng được những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cũng như độ chính xác cao

Nhược điểm:

Khả năng chịu được lực thấp hơn so với phương pháp khác

Chỉ có thể phù hợp với những dự án nhỏ

Ép cọc với robot
 

Phương pháp ép cọc bằng cách sử dụng máy ép robot thường sẽ chỉ sử dụng với những công trình lớn, đòi hỏi phải có một mặt bằng thi công được rộng rãi.

Ưu điểm:

Ép cọc bằng robot có độ chính xác rất cao

Thời gian thi công của phương pháp này nhanh hơn rất nhiều

Khả năng chịu được lực cũng như tải trọng lớn nhất

Nhược điểm:

Chi phí của phương pháp ép cọc bằng robot rất lớn

Quy trình ép cọc bê tông

Các bước ép cọc bê tông ly tâm đơn giản:

Bước 1: Sau khi đã ép thử cọc bê tông và được đảm bảo thì tiến hành ép cọc

Bước 2: Đưa cọc vào bệ ép đảm bảo theo phương thẳng đứng và được ép từ từ xuống

Bước 3: Kiểm tra máy ép cọc theo chu kỳ xi lanh

Bước 4: Nếu chưa đạt yêu cầu thì bắt đầu chồng cây cọc thứ 2 vào cây cọc thứ nhất, sau đó tiến hành hàn cọc để 2 cọc kín vào mặt nhau sau đó tiếp tục ép cho đến khi đạt yêu cầu

Bước 5: Ép lần lượt cho đến khi tim cọc cuối cùng được hoàn tất

VLXD.org (TH/ giavatlieuxaydung)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.