VLXD hoàn thiện tường, trần

Sơn gốc nước và các ưu, nhược điểm

03/12/2016 - 06:14 CH

Mặc dù được đánh giá là yếu hơn sơn dung môi về mặt hóa học, thế nhưng các kỹ thuật sản xuất sơn nước hiện đại ngày nay đã mang đến những dòng sản phẩm cao cấp có các cơ tính tương đương với sơn dung môi, nhờ đó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình.
Một số hệ sơn gốc nước

Sơn nước là gì, sơn nước có chứa dung môi không, có bao nhiêu hệ sơn nước hiện nay? Chúng ta cần biết, mặc dù không chứa dung môi nhưng sơn nước lại chứa một hàm lượng thấp dung môi hữu cơ. Và lớp sơn khô phụ thuộc vào dung môi môi hữu cơ này hoặc thông qua phản ứng khâu mạch nhiệt rắn (phản ứng oxy hóa).

Hiện nay, sơn nước thường sử dụng 1 trong 3 loại polymer tổng hợp, và căn cứ vào polymer tổng hợp này mà người ta xác định được đặc tính cuối cùng của sơn nước. Đó là do mỗi loại polymer có sự khác nhau về cơ tính và lý tính, từ đó khiến đặc tính của sơn nước cũng không giống nhau.

    • Hệ nhũ tương (water-emulsion): Các polymer nhũ tương hoặc phân tán trong nước.
    • Hệ tan trong nước (water-soluble): Các polymer phân tán hệ keo hoăc tan trong nước.
    • Hệ nhựa khử được bằng nước (water-reducible).
 

Ưu điểm sơn gốc nước

Thành phần sơn nước của tất cả các loại sơn gốc nước hiện nay bao gồm nhựa, màu, dung môi và phụ gia. Những thành phần này quyết định tính chất và chất lượng của sơn nước.

Ưu điểm quan trọng nhất của các dòng sơn nước hiện nay là hàm lượng chất bay hơi (VOC) thấp, đáp ứng nghiêm ngặt các quy định về khống chế VOC, mang đến sự an toàn cho người dùng và thân thiện với môi trường. Cụ thể, mức VOC của các dòng sơn nước hiện nay đạt 2 pound/gallon (238 g/lít).

Bên cạnh đó, màng sơn được hình thành bằng cách bay hơi thay thế cho dung môi nên giảm được mùi hôi khó chịu, giảm nguy cơ cháy, từ đó cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu chi phí bảo hiểm cơ bản.

Hiện nay, sơn nước không chỉ được dùng trong xây dựng (sơn tường nhà, trần nhà) mà còn được ứng dụng trên các bề mặt kim loại, gỗ, nhựa, thủy tinh bằng mọi phương pháp như sơn, quét, lăn, phun, nhúng. Bên cạnh việc tạo màng sơn bằng cách để khô bình thường, còn có cách khác để làm lớp sơn khô trên các bề mặt này là sấy.


Nhược điểm sơn gốc nước

Bên cạnh các ưu điểm thì sơn gốc nước cũng tồn tại một số nhược điểm, nhất là tính tương thích với các ứng dụng. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường độ ẩm cao, màng sơn sẽ rất khó bay hơi (khô), ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng bề mặt.

Cụ thể, màng sơn phải đạt độ dày ít nhất là 1,2 mil (0.29 mm), và với độ dày này, việc bay hơi để khô trong điều kiện độ ẩm cao là không đơn giản. Lúc này, để không mất nhiều thời gian chờ đợi, cần trang bị thêm hệ thống khuấy đảo không khí, khử và thoát ẩm… vì thế sẽ gia tăng chi phí đầu tư cho chủ thầu.

Theo TCXD
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.