VLXD hoàn thiện tường, trần

Có nên sử dụng sơn ngoại thất cho các hạng mục nội thất?

28/10/2022 - 05:30 CH

Dựa trên những đặc điểm của sơn nội thất, sơn ngoại thất thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng sơn ngoại thất cho thi công nội thất. Tuy nhiên, sơn ngoại thất thường áp dụng các công nghệ đặc biệt để tăng khả năng chống chịu, đối phó với các điều kiện khắc nghiệt nên giá thành sẽ cao hơn so với sơn nội thất cùng hãng.
>> Những lưu ý nếu muốn thi công sơn nhà hoàn thiện
>> Những quy tắc cơ bản khi sơn tường nhà
>> Xây nhà bỏ qua sơn lót, tưởng tiết kiệm hóa tốn kém
 

Do đó, bạn cần cân nhắc về chi phí xây dựng. Nếu hạng mục sơn nội thất không yêu cầu cao về khả năng chống thấm, chống tia UV… thì có cần phải sử dụng sơn ngoại thất tốn kém chi phí không?

Thế nhưng, không nên sử dụng sơn nội thất cho các hạng mục ngoại thất. Nếu không sơn sẽ bị phấn hóa, rêu mốc, bong tróc… ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả chất lượng không gian sống.

Tóm lại: Sơn nội thất nghiêng về thẩm mỹ, không thể sử dụng cho các hạng mục ngoại thất. Sơn ngoại thất chú trọng tính bảo vệ (chống thấm, chống mốc, chống UV…) sử dụng được cho hạng mục nội thất nhưng tốn kém chi phí hơn.

Các thành phần cơ bản của sơn nội thất bao gồm:

- Chất kết dính (hay chất tạo màng): Làm nhiệm vụ gắn kết tất cả các loại bột màu, tạo thành lớp màng bám dính trên tường.

- Dung môi: Là chất giúp hòa tan nhựa để pha loãng sơn. Tùy thuộc vào đặc tính nhựa trong sơn mà lượng dung môi trong công thức sẽ khác nhau.

- Bột màu, bột độn, phụ gia: Là các chất để tạo màu sắc và độ che phủ. Bột độn cũng có trong thành phần của sơn nước giúp cải tiến một số tính chất của sơn như tính chất của màng sơn, hay khả năng thi công và kiểm soát độ lắng.

Sơn nội thất thường ít có khả năng chống chịu các tác động từ bên ngoài như rêu mốc, nắng mưa nên chỉ phù hợp để sử dụng cho các không gian bên trong nhà.

Đặc điểm của sơn ngoại thất    

Sơn ngoại thất là dòng sơn được sử dụng cho các hạng mục ngoài trời. Do đó, sơn ngoại thất được sản xuất với công nghệ đặc biệt để nâng cao khả năng chống thấm, chống rêu mốc, hạn chế quá trình bong tróc…

Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sơn ngoại thất với chức năng và thành phần khác nhau. Trong số đó, sơn gốc nước và sơn gốc dầu là hai dòng sơn ngoại thất đang được nhiều công trình ưa chuộng. Sơn gốc nước có đặc tính nhanh khô, ít mùi, an toàn cho sức khỏe gia đình và dễ dàng làm sạch vết sơn với nước.

Còn sơn gốc dầu lại có độ bền cao, chống bám dính bụi. Ngoài ra, phụ thuộc vào độ bóng của sơn sau khi khô, sơn ngoại thất còn được chia thành 3 loại là sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn.

Tiêu chí chọn sơn ngoại thất    

Có 3 tiêu chí mà bạn cần lưu ý khi lựa chọn sơn ngoại thất cho ngôi nhà của mình:

Khả năng chống chịu thời tiết    

Bạn nên sử dụng sơn ngoại thất ứng dụng các công nghệ như công nghệ 3 lớp Titanium, công nghệ Ti-Pure… để tăng độ bền và tuổi thọ màng sơn, giúp chống thấm, chống ẩm mốc, chống tia UV… hiệu quả.

Khả năng tự làm sạch    

Bụi bẩn là kẻ thù số 1 của các hạng mục sơn ngoại thất. Bạn hãy lựa chọn các loại sơn ứng dụng công nghệ tự làm sạch với màng sơn cứng. Nhờ đó, bề mặt sau khi sơn ít bám bụi bẩn, dễ dàng làm sạch khi rửa nước và trôi đi khi trời mưa.

Không chứa các chất độc hại    

Sơn ngoại thất không chứa các chất độc hại như APEO, chì, thủy ngân và hàm lượng VOC thấp cũng là tiêu chí chọn sơn ngoại thất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và tính bền vững của môi trường.

VLXD.org (TH/ happynest)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.