Vật liệu & Cuộc sống

Phòng bệnh trong các công trình xây dựng dân dụng

25/04/2015 - 08:17 SA

Phải tìm các biện pháp tối ưu như sử dụng vật liệu có đặc tính chống tụ nước và lau chùi, tạo không khí thoáng mát để làm giảm hoặc loại bỏ ẩm ướt sinh ra nấm mốc - nguyên nhân gây ra các bệnh khớp, tim mạch, ho, hen suyễn, đau đầu những.
Miền Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, bốn mùa rõ rệt “Xuân - Hạ - Thu - Đông”, nhưng có một mùa mà chỉ những người sinh sống tại miền Bắc mới biết và luôn phải tìm cách đương đầu với nó, đó là mùa “nồm”.



Thời tiết nồm sẽ sinh ra nhiều thứ bệnh như Bệnh khớp, tim mạch, ho, hen suyễn, đau đầu và những căn bệnh mãn tính kinh niên của người cao tuổi… do việc bài tiết qua da bị hạn chế, các lỗ chân lông bí không thoát hơi nên gây mệt mỏi và đau nhức và khó chịu. Người già trẻ em đi lại có thể trượt ngã... Mặt khác, không khí ẩm ướt cũng là cơ hội để cho vi khuẩn, nấm mốc, ruồi muỗi, sâu bọ phát triển sẽ gây nguy hại cho nhiều ngành nghề đặc biệt là trong xây dựng cũng như trang trí nội thất. Do đó, phải tìm các biện pháp tối ưu như sử dụng vật liệu có đặc tính chống tụ nước và lau chùi, tạo không khí thoáng mát để làm giảm hoặc loại bỏ ẩm ướt sinh ra nấm mốc.

Trong dân gian đã có những biện pháp chống nồm như lót nền bằng bao ximăng, đổ xỉ than... khi xây dựng, nhưng vẫn không chống được nồm ẩm bởi độ ẩm theo không khí vào nhà. Biện pháp dùng vôi để ở góc nhà ít tác dụng và chỉ giải quyết được trong phạm vi nhỏ, vì với diện tích lớn không thể rải vôi khắp nhà. Ngành Xây dựng cũng chưa có biện pháp hữu hiệu để phòng chống nồm ẩm.

Một số biện pháp chống nồm cưỡng bức và thụ động: Nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương mù nhiều hãy đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà, mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm. Biện pháp này giúp nhanh chóng hết nồm trong phòng đóng kín đó, nhưng đổi lại chi phí điện năng cao, và cũng chỉ phù hợp cho những căn phòng đóng kín được, còn những vị trí khác không đóng kín được thì không sử dụng biện pháp này được.

Vào những ngày nồm, thường xuyên lau nền nhà, tường nhà bằng nước nóng, nghe có vẻ lạ, nhưng biện pháp này cũng giúp giảm hiện tượng tụ nước trên sàn nhà, tường nhà bởi vì nhiệt độ nước nóng giúp cho nhiệt độ bề mặt nền nhà, tường nhà cao hơn nhiệt độ điểm sương. Tuy nhiên giải pháp này chắc không có nhiều người làm được và cũng không phải là giải pháp triệt để.

Vậy giải pháp nào có thể giúp hạn chế hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên nền nhà và tường nhà vào mùa “nồm” vừa triệt để vừa hiệu quả lâu dài?

Giải pháp chống nồm đúng là khó thật, và chính khó khăn đó đã cuốn hút bao người vào cuộc, tìm tòi, sáng tạo. Cty Xuất nhập khẩu & Đầu Tư Cát Tường đã tiếp cận được phương pháp chống ngưng tụ hơi nước khi trời nồm chủ động. Nguyên lý của giải pháp này là lót một lớp vật liệu cách nhiệt mỏng ở dưới gạch lát nền, cách gạch một lớp vữa hoặc trong tường nhà sau lớp vữa trát.

Nhờ lớp vật liệu cách nhiệt này mà trải qua mùa đông phần nền nhà dưới lớp cách nhiệt cũng như phần tường sau lớp cách nhiệt không bị lạnh theo nhiệt độ môi trường. Ngược lại khi mùa Xuân đến không khí ấm áp trở lại thì nhiệt độ phần nền trên lớp cách nhiệt và phần tường ngoài lớp cách nhiệt lại nóng ấm lên nhanh chóng theo nhiệt độ môi trường. Nhờ giải pháp này mà hơi nước trong không khí không còn điều kiện để ngưng tụ.

Chống ngưng tụ hơi nước khi trời nồm chủ động là giải pháp mang tính tích cực, là kết quả của tư duy mới trong sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng, là hình ảnh giúp cho nhiều chuyên gia, doanh nghiệp có thêm niềm tin chinh phục những công nghệ mới thân thiện với môi trường, với con người, mang lại lợi ích cho xã hội.

Trao đổi với ông Nguyễn Tiến Cường - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty Xuất nhập khẩu & Đầu tư Cát Tường về giải pháp chống nồm ẩm trong xây dựng ông cho biết: Trước đây trong một cuộc hội thảo của Bộ Xây dựng, Hội KTS Việt Nam, Tổng hội Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Kiến Trúc, Viện nghiên cứu nhiệt đới, Viện VLXD, tôi có đưa ra giải pháp cách âm cách nhiệt cho tường nhà và sàn nhà trong các công trình xây dựng ở Việt Nam, nhằm xử lý tối đa hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi trời nồm, là một trong những căn bệnh của các công trình xây dựng ở Việt Nam, chúng ta ai cũng biết sự ngưng tụ hơi nước khi độ ẩm không khí cao, nó chỉ ngưng tụ ở những nơi mà bề mặt lạnh hơn nhiệt độ môi trường, ví dụ điển hình như cốc nước lọc bình thường và cốc nước đá, ta chỉ thấy hiện tượng ngưng tụ hơi nước ở bề mặt ngoài cốc nước đá, chính vì vậy khi xây dựng, ta nên làm một lớp cách nhiệt giữa lớp tường xây, dưới nền nhà và sàn các tầng nhà.

Nguyên tắc làm đơn giản, ta lót tấm cách nhiệt Cát Tường dày 4mm vào giữa tường, giữa các lớp bê tông sàn nhà và gạch ốp lát, với nguyên lý cách nhiệt đó, nó giúp cho sàn nhà và tường nhà tản nhiệt nhanh, luôn cân bằng với nhiệt độ môi trường, giúp hạn chế khả năng ngưng tụ hơi nước khi độ ẩm không khí cao, phương pháp này đã được ứng dụng ở nhiều công trình xây dựng, đã được người tiêu dùng đánh giá cao.

Chúc các bạn thành công khi ứng dụng vật liệu cách nhiệt Cát Tường vào các công trình xây dựng, đơn giá sản phẩm rất hợp lý, chỉ từ 25 – 32.000 đ/m2 tùy chủng loại. Vì vậy giải quyết vấn đề nồm ẩm nếu đúng nguyên lý thì không quá tốn kém và khó khăn.

Theo Báo Xây dựng

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.