Diễn đàn Vật liệu xây dựng BMF

Vật liệu xanh cho công trình xanh - Kinh nghiệm thực tiễn từ Capital House

17/02/2020 - 03:02 CH

Công trình xanh không còn là khái niệm mới trên thế giới nữa khi mà đã từ lâu, rất nhiều nước đã có hệ thống đánh giá công trình xanh riêng và phù hợp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức. Những giá trị to lớn mà công trình xanh mang lại cho người sử dụng, chủ đầu tư đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia nói riêng và sự tồn tại bền vững của toàn cầu nói chung vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và đúng đắn tại Việt Nam.  
I. Đặt vấn đề

Công trình Xanh không còn là khái niệm mới trên thế giới nữa khi mà đã từ lâu, rất nhiều nước đã có hệ thống đánh giá công trình Xanh riêng và phù hợp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức. Những giá trị to lớn mà công trình Xanh mang lại cho người sử dụng, chủ đầu tư đến toàn bộ nền kinh tế quốc gia nói riêng và sự tồn tại bền vững của toàn cầu nói chung vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và đúng đắn tại Việt Nam.
 
Tại Việt Nam, đại đa số chủ đầu tư, người mua nhà, các sàn giao dịch bất động sản... cũng hiểu khá sai lệch khái niệm công trình xanh.

Cách hiểu sai thứ nhất là hiểu công trình xanh chỉ đơn giản là nhiều cây xanh. Nhiều cây xanh không phải sai, nhưng nó chỉ là một trong những yếu tố góp phần xanh hoá công trình. Cây xanh đem lại bóng mát và bầu không khí trong lành, vô cùng có tác dụng trong việc điều hoà không khí trong không gian công trình. Tuy nhiên “xanh” không chỉ đơn giản là như vậy.

Cách hiểu sai thứ hai là công trình xanh vô cùng đắt đỏ và chỉ có những toà nhà hạng sang mới có khả năng đạt chuẩn công trình xanh. Rất nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng công trình Xanh sẽ có mức chi phí cao hơn 10 - 30% công trình thường. Điều này đúng nếu tòa nhà đó chỉ chú trọng áp dụng những giải pháp công nghệ và kỹ thuật hiện đại và đắt tiền mà không chú ý đến các tiêu chí khác như thiết kế thông minh hay vật liệu thân thiện. Đây là một rào cản không nhỏ cho việc xanh hoá các công trình tại Việt Nam.

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải chịu hậu quả nặng nề nhất thế giớitừ biến đổi khí hậu. Trong đó, lĩnh vực xây dựng nhà ở dân dụng là một trong những nguyên nhân chính góp phần làm cạn kiệt nguồn năng lượng và tài nguyên nhanh chóng, thải ra một lượng lớn khí nhà kính và gây ra rất nhiều các tác động tiêu cực khác đến môi trường sống của con người. Đặc biệt, nhà ở giá thấp và trung bình - phân khúc lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng nhà ở dân dụng tại nước ta, là nguyên nhân chính góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam hiện nay. 

Công trình xanh phát triển sẽ giúp hạn chế và khắc phục hiệu quả toàn bộ những tác động tiêu cực do lĩnh vực xây dựng nhà ở dân dụng. Trongđó, đặc biệt là với phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình phânkhúcchiếmđaphần thị trường. Đồng thời, công trình xanh còn giúp nhà đầu tư thu được nguồn lợi lớn hơn nhiều so với công trình thường về mặt dài hạn, giúp giải quyết gánh nặng về mặt kinh tế cho người dân có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội và bảo vệ môi trường sống cho toàn nhân loại. Vì vậy, phát triển công trình xanh cho phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình là một xu thế tất yếu cho Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai phát triển bền vững của quốc gia. 

Vật liệu xanh: Một trong các vấn đề quan trọng của công trình xanh chính là vật liệu. Các bộ côngcụ công trình xanh trên thế giới đều có các tiêu chí vật liệu vô cùng rõ ràng, có thể kể đến:

- Bộ tiêu chuẩn EDGE của Tổ chức tài chính Quốc tế IFC: Quy định năng lượng hàm chứa trong vật liệu phải giảm tối thiểu 20% so với trường cơ sở tại địa phương;

- Bộ tiêu chuẩn LOTUS của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam: Sử dụng các vật liệu không nung, vật liệu có khả năng tái chế, vật liệu thân thiện với sức khỏe và môi trường;

- Bộ tiêu chuẩn Green Mark của Singapore: Sử dụng các vật liệu địa phương, vật liệu không nung, vật liệu có khả năng tái chế, vật liệu thân thiện với sức khỏe và môi trường;

- Bộ tiêu chuẩn LEED của Mỹ: Sử dụng các vật liệu không nung, vật liệu có khả năng tái chế, vật liệu thân thiện với sức khỏe và môi trường;

- Và nhiều bộ tiêu chuẩnkhác... đều dành các trọng số rất cao cho phần vật liệu.

II. Thực trạng của vấn đề

1. Phát triển công trình xanh trên thế giới

Khảo sát của IFC mới đây chỉ ra rằng do lợi ích bền vững của các công trình xanh cũng như nhận thức của các chủ đầu tư và khách hàng, thị trường công trình xanh toàn cầu dự báo tăng trưởng ở mức 13% trong giai đoạn 2015 - 2020.

Trên thế giới ngày càng có nhiều công trình từ quy mô nhỏ như nhà ở, trường học đến quy mô lớn như quy hoạch đô thị, phát triển đô thị mang tính bền vững. Công trình xanh đang ngày một phát triển ở tất cả các nơi trên thế giới.

Các công ty xây dựng và các nhà phát triển bất động sản đã và đang dịch chuyển hướng kinh doanh của họ tới công trình xanh, sẽ ngày càng nhiều công trình xanh so với hiện tại. Trên phạm vi toàn cầu, từ năm 2012 – 2015, số lượng công trình xanh của các công ty xây dựng dự đoán tăng hơn 60%.

Một báo cáo của tổ chức World Green Building Council (WGBC) năm 2016 về xu hướng xanh hóa đô thị trên toàn thế giới (Wolrd Green Building Trends 2016 - Developing Markets Accelerate Global Green Growth) cho thấy, các tập đoàn đầu tư bất động sản tại các nước phát triển đang có xu hướng tập trung vào các hình mẫu bất động sản xanh bởi tính kinh tế về mặt chi phí đầu tư dài hạn, ảnh hưởng tích cực về mặt danh tiếng và biên độ tăng giá dự án khá nhanh (19% lên 27% trong vòng 3 năm, từ 2012 - 2015).  

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, 40% của người dân trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ sống ở các đô thị và đến năm 2050, sẽ có tới 2/3 dân số sống trong các đô thị và đại đô thị. Còn theo Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu đã dự đoán, trong những thập kỷ tới, các nước châu Á sẽ dẫn đầu trên toàn thế giới về phát thải trong xây dựng do sử dụng năng lượng.

Châu Á là một trong những khu vực có quá trình đô thị hóa nhanh hơn so với bất kỳ khu vực khác trên thế giới. Trong cuộc đấu tranh để giảm lượng khí thải carbon, sự bùng nổ kinh tế ở châu Á cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và dân cư. Chính vì thế, đã có nhiều cuộc họp diễn ra ở châu Á và đã đạt được sự đồng thuận giữa các nhà chính trị, phát triển đô thị trong việc thúc đẩy công trình xanh ở Châu Á để giải quyết tình trạng ô nhiễm, giảm thiểu các tác động của sự nóng lên toàn cầu.

Tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, công trình xanh không còn là yếu tố "nên có" mà đã trở thành công cụ cạnh tranh ở cấp độ cao cấp. Những tập đoàn lớn trên thế giới đã và đang chạy đua đầu tư vào công trình xanh để duy trì lợi thế cạnh tranh này.

2. Quá trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam

Hiện nay, Chính phủ, các nhà đầu tư, các cơ quan nghiên cứu khoa học đều đã quan tâm đến công trình xanh hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu.

Cụ thể, Chính phủ đã cho thành lập Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (ECC) để hỗ trợ, tư vấn về tiết kiệm năng lượng cho các công trình hiện hữu cũng như xây mới. Bộ Xây dựng đã ban hành các quy chuẩn xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm phát thải ra môi trường.

Bộ Tài nguyên - Môi trường và các bộ ngành liên quan công bố tiêu chuẩn quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tập trung vào các vấn đề hạn chế và đi đến chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo.

Việt Nam đang tận dụng sự phong phú của các nguồn năng lượng tái tạo bằng những cam kết phát triển công nghệ xanh. Năm 2011, Việt Nam đã hợp tác với Đan Mạch nhằm nâng cao kiến thức và phát triển công nghệ xanh để đối phó với biến đổi khí hậu.
Mặc dù đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn nhưng cho đến nay, số lượng công trình xanh của Việt Nam vẫn rất ít. Theo thống kê của Tổ chức Tài chính quốc tế IFC tại Việt Nam,cho đến tháng 5/2017, cả Việt Nam mới chỉ có hơn 50 Công trình Xanh được cấp chứng chỉ. TP.HCM hiện mới có một công trình kiến trúc được chứng nhận công trình xanh theo hệ thống đánh giá LEED của Mỹ, hai công trình được chứng nhận công trình xanh theo hệ thống Green Mark của Singapore.


Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc phát triển công trình xanh ở Việt Nam là nhận thức sai lầm rằng xây dựng công trình xanh đòi hỏi mức chi phí đầu tư cao hơn 10 - 30% so với công trình thông thường.

Cho đến thời điểm này vẫn chưa có chính sách khuyến khích đầu tư công trình xanh một cách cụ thể tại thị trường Việt Nam. Các ban ngành chức năng cũng chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng tương xứng với tiêu chí xanh phù hợp với điều kiện phát triển thực tiễn tại nước ta hiện nay.

3. Vật liệu xanh trong các công trình xanh

Một số tính năng xanh chung được sử dụng trong các dự án nhà ở phân khúc nhà ở xã hội, trung bình và trung bình cao của Capital House bao gồm:

Sử dụng đèn tiết kiệm điện (compact hoặc LED); thiết bị có dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương 4 sao, 5 sao; thiết bị sử dụng nước lưu lượng thấp và bồn cầu xả kép; sử dụng nguồn địa phương cho vật liệu; sử dụng vật liệu tái chế trong vật liệu xây dựng và giáo dục nâng cao nhận thức của người mua nhà. Trongđó, vật liệu tái chế, vật liệu không nung và  các vật liệu xanh khác luôn được ưu tiên áp dụng.

III. Giải pháp sử dụng vật liệu không nungcủa Capital House

Giải pháp sử dụng gạch không nung (gạch xi măng cốt liệu và gạch bê tông khí chưng áp) đã được sử dụng rộng rãi ngay tại các dự án nhà ở xã hội đầu tiên của Capital House là Ecohome 1 và Ecohome 2. 


Gạch bê tông, gạch AAC nhẹ - giải pháp được áp dụng tại Ecohome 1 vàEcohome 2.

Vật liệu không nung có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là góp phần to lớn trong bảo vệ môi trường. Với lợi ích to lớn góp phần tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội, vật liệu xây không nung đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ lâu.


 
Ưu điểm của gạch không nung so với gạch nung là rất lớn, tuy nhiên lại có nhược điểm, đó là khả năng dễ bị nứt. Gạch không nung của các nhà cung cấp ở Việt Nam vẫn chưa đạt được chất lượng như mong muốn. Hiện tượng thấm, nứt thường vẫn xảy ra ở những cơ sở sản xuất gạch không đảm bảo chất lượng, quá trình bảo quản trước khi đưa vào sử dụng không tốt, cán bộ kỹ thuật và công nhân thi công không được đào tạo kỹ nên thiếu kinh nghiệm, liên kết giữa gạch không nung và vữa trát là chưa tốt.
Điều này là vô cùng ảnh hưởng tới các dự án nói chung. Dù vậy xu hướng sử dụng vật liệu không nung là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam. Capital House vẫn sẽ tiếp tục giải pháp này nhưng cần phải khắc phục các nhược điểm quan trọng nêu trên.
 

Tấm tường Acotec được áp dụng tại Ecohome Phúc Lợi.

 
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển, Capital House đã ứng dụng bước đầu được tấm tường bê tông Acotec, công nghệ từ đất nước Phần Lan. Tấm tường về lý thuyết khắc phục được khá nhiều các nhược điểm của gạch không nung đã sử dụng, đồng thời đẩy nhanh được quá trình thi công đồng thời không hề làm tăng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, với tấm tường, công nghệ vật liệu liên kết giữa tấm tường – tấm tường và tấm tường với các vật liệu khác để giảm thiểu tình trạng nứt là vô cùng quan trọng.


IV. Kiến nghị

Với cơ quan nhà nước: Các công trình công cần đi đầu trong việc sử dụng các vật liệu không nung, cần có khảo sát thực tế, công khai số liệu và các biện pháp giải quyết nếu có.

Với các nhà cung cấp vật liệu không nung trên thị trường: cần cung cấp các giải pháp toàn diện, có thống kê, đo đếm các vấn đề (nếu có) tại các công trình sử dụng vật liệu không nung. Không nên chạy theo giá cả để giảm giá, mà cần các giải pháp toàn diện và áp dụng hiệu quả vào thực tế.

Với các chủ đầu tư: Vật liệu không nung là một xu hướng tất yếu khi tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt. Việc áp dụng các vật liệu không nung vừa làm giảm trọng lượng công trình, tăng tỷ lệ tái chế vật liệu, cải thiện tiện nghi nhiệt trong nhà.

V. Kết luận

Công trình xanh nói chung và vật liệu xanh nói riêng đang là xu hướng tất yếu trên thị trường, Capital House luôn cam kết thực hiện xanh hóa các công trình và sử dụng vật liệu thân thiện.

Công trình xanh – một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam. Rào cản lớn nhất ở đây chính là vấn đề nhận thức. Từ việc hiểu đúng về công trình Xanh và những lợi ích to lớn của công trình xanh tới tất cả các bên liên quan từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, đội ngũ tư vấn đến người mua nhà, công trình xanh sẽ trở thành một hướng đi tất yếu trong tương lai gần. 

Capital House

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.