CÔNG NGHỆ & THIẾT BỊ

Công nghệ sản xuất gạch không nung

07/09/2017 - 05:03 CH

Gạch không nung được hiểu là các loại gạch được tạo thành từ việc đóng rắn các chỉ số cơ lý, tính hút nước, độ thấm… mà không qua nung đốt bằng than, điện hay bất cứ nguồn năng lượng nào như trong truyền thống.
Các loại gạch không nung hiện nay:

    • Gạch block bê tông hay còn gọi là gạch xi măng cốt liệu, là loại gạch sử dụng từ 8-10% xi măng để liên kết trong thành phần gạch.

    • Gạch bi và gạch papanh thì sử dụng vôi liên kết hoặc dưới 8% xi măng.

    • Gạch nhẹ dùng trên 20% xi măng liên kết.

    • Gạch bê tông khí chưng áp AAC lại sử dụng vôi và cả xi măng trong thành phần, để đóng rắng bằng lò chưng áp suất cao. Đây là lại gạch mà vẫn dùng đến than hoặc là điện để đốt lò hơi giúp đóng rắn sản phẩm, nhưng ở một mức độ tiêu hao thấp hơn nhiều lần so với nung gạch lò truyền thống.

Đặc biệt, gạch không nung AAC phải đạt được tiêu chuẩn xây dựng TCVN 7959:2011 quy định và công bố. Đây là văn bản pháp luật quy định các tiêu chuẩn quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Gạch không nung được phân làm 4 loại sản phẩm chủ đạo như sau:

    • Gạch xi măng cốt liệu chiếm 75% trong tổng số lượng gạch không nung.

    • Gạch bê tông khí chưng áp chiếm 15% trên tổng số gạch không nung.

    • Gạch bê tông bọt và các loại gạch khác (đá ong) mỗi loại chỉ chiếm 5%.

Công nghệ sản xuất gạch không nung

Gạch không nung chưng áp tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC. Bê tông khí là hỗn hợp của cát hay tro bay với xi măng và vôi. Trong quá trình dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao trong nồi hấp làm cho sản phẩm ổn định cả về tính chất vật lý và hóa học. Bê tông khí chứa bong bóng khí rất nhỏ nằm tách biệt, chúng tạo cho bê tông khả năng cách âm cách nhiệt tốt so với các loại gạch khác.
 

Nguyên liệu chủ yếu để làm gạch không nung là đất cát, chính vì vậy, cơ sở sản xuất gạch cần đặt gần nơi có nguồn đất và cát dồi dào. Các bước để tạo gạch không nung như sau:

   • Bước 1: làm khô nguyên liệu như đất, cát đến khi còn từ 12-15% độ ẩm thì mang đến công  đoạn thứ 2.

   • Bước 2: đem đất cát đi nghiền mịn, trộn với phụ gia trong các thiết bị nghiền trộn theo công thức khoa học.

   • Bước 3: Ủ hỗn hợp trên với vôi từ 15-18%.

   • Bước 4: Tiếp tục ủ với cát, chất thải xây dựng và phụ gia khác.

   • Bước 5: Ép định hình gạch không nung bằng các thiết bị máy ép. Đây là công đoạn quan trọng nhất đến chất lượng của viên gạch được làm ra. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia gạch nhẹ chưng áp AAC TCVN 7959:2011 về các thông số kỹ thuật cho những viên gạch.

VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.