CÔNG NGHỆ & THIẾT BỊ

Công nghệ thu gom trực tiếp CO2 từ không khí và chế xuất thành sản phẩm hữu ích

07/06/2017 - 05:28 CH

Một công ty Thụy Sỹ đầu tiên trên thế giới loại bỏ khí CO2 trực tiếp từ khí quyển và biến nó thành vật liệu phục vụ đời sống.
Climeworks sẽ bắt đầu hoạt động tại một cơ sở gần Zurich, Thụy Sĩ. Công ty có kế hoạch nén khí CO2 thu được và sử dụng nó làm phân bón để trồng cây trong nhà kính.

Climeworks cũng muốn mở rộng quy mô công nghệ của mình trong thập kỷ tới, và mục tiêu dài hạn của họ là thu gom 1% khí CO2 phát thải hàng năm trên toàn cầu vào năm 2025.


Nhà máy thu gom khí CO2 ở Thụy Sỹ (Ảnh: Climeworks).

Các nhà khoa học cho rằng, mức độ nóng lên toàn cầu này vô cùng nguy hiểm và mục tiêu của Hiệp định khí hậu Paris là để ngăn chặn hiểm họa trước khi nó đạt đến giới hạn.

Công nghệ loại bỏ khí cácbon bao gồm trồng rừng, xây dựng các cơ sở trực tiếp loại bỏ và thu giữ khí ô nhiễm từ không khí vẫn còn rất mới mẻ. Công nghệ này vẫn chưa bao giờ được thử nghiệm ở quy mô lớn.

Nhà máy Climeworks là đại diện cho sự khởi đầu của một ngành công nghiệp đang nỗ lực hoàn thiện công nghệ. Các công ty khác chẳng hạn như Carbon Engineering thuộc British Columbia, cũng đang tiến hành nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Sabine Fuss - nhà nghiên cứu năng lượng bền vững tại Viện Nghiên cứu Mercator về biến đổi Khí hậu ở Berlin và toàn cầu nói rằng: Việc thu gom trực tiếp CO2 từ không khí của nhà máy Climeworks khiến công ty trở thành nơi đầu tiên hoạt động trên quy mô công nghiệp.

Khí phát thải “tiêu cực” chỉ có thể xuất hiện khi lượng CO2 bị lấy đi từ bầu khí quyển sau đó bị nhốt lại vĩnh viễn. Tuy nhiên, Christoph Gebald - nhà đồng sáng lập của Climeworks nói rằng, nhà máy thu hồi CO2 của công ty có thể được sử dụng để hấp thụ CO2.

Gebald cho biết, đội của ông đã lắp đặt 18 bộ thu gom CO2 trên mái nhà máy đốt rác ở Zurich. Được truyền năng lượng từ nhiệt thải của lò đốt, máy thu gom sử dụng quạt để hút không khí xung quanh vào các bộ lọc hút cácbon điôxít.

Các bộ lọc được làm nóng và cácbon điôxít bị loại bỏ và đưa vào các nhà kính gần đó – nơi mà sử dụng 900 tấn cácbon thu được để trồng cây mỗi năm. Cácbon điôxít bị thu giữ cũng có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu vận tải, nước ngọt có ga và các sản phẩm khác, Gebald nói.

Và để đạt được mục tiêu loại bỏ khoảng 1% lượng phát thải CO2 hàng năm trên toàn cầu, cần phải xây dựng 250.000 nhà máy thu gom không khí trực tiếp tương tự.

VLXD.org (TH/Khám phá)
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.