Chuyên đề vật liệu xây dựng

Giải pháp xử lý chân tường nhà bị thấm ẩm mốc

10/11/2022 - 06:32 SA

Chân tường nhà bị ngấm nước và ẩm mốc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong quá trình sử dụng. Gây nên rất nhiều rủi ro hay sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Vậy đâu là giải pháp để xử lý tình trạng này.
>> Những cách xử lý tường bị thấm mốc 
>> Cách xử lý tường bị rêu mốc
>> 3 cách xử lý tường bị ẩm mốc hiệu quả nhất
 

Một số phương pháp theo kiểu truyền thống

Sử dụng gạch, đá ốp chân tường

Sử dụng gạch hay đá trang trí được dùng ốp chân tường là cách truyền thống với mong muốn vừa làm đẹp vừa hạn chế hiện tượng ngấm nước. Nhưng thực tế phương pháp này có thực sự hiệu quả không?

Theo các kỹ sư xây dựng, việc sử dụng đá hay gạch ốp lên cao 1-2 mét xung quanh tường. Hơi ẩm nước sẽ thấm lên đoạn tường hở bên trên, gây hiện tượng thấm tường tại vị trí này.

Nhưng không phải vì lý do này mà khách hàng lại không sử dụng ốp gạch chân tường nhà. Ngày nay với công nghệ hiện đại tạo ra nhiều vật liệu chống thấm khác nhau. Gạch ốp tường chống thấm cũng là một trong số đó.

Loại gạch này có khả năng chống thấm cao hơn so với gạch thông thường. Do đó, khi đi mua bạn cần chọn và yêu cầu người bán đưa ra chính xác loại gạch ốp chống thấm để tránh tiền mất tật mang nhé!

Giằng chống thấm chân tường

Giữa các bức tường dài hay quá cao thì giữa chúng chúng ta cần đổ bê tông cốt thép. Nhằm mục đích tăng độ cứng và chống thấm hiệu quả.

Cấu tạo giằng chống thấm chân tường có tác dụng liên kết phần móng và tường lại với nhau để tăng độ cứng cho toàn bộ công trình. Đồng thời phương án này ngăn nước thấm thấm tại vị trí chân tường và toàn bộ ngôi nhà. Nền móng trong điều kiện ngập nước càng phải chú ý.

Biện pháp sử dụng giằng chống thấm chỉ áp dụng được khi đang xây dựng. Giằng chống thấm tường nhà là 1 bước khá quan trọng, sẽ giúp hạn chế tối đa những hiện tượng ngấm nước sau này. Ngoài ra còn giúp góp phần phân bố đều tải trọng từ bề mặt sàn xuống phía tường.

Hai biện pháp truyền thống chúng ta vừa chia sẻ, chỉ được thực hiện khi ngôi nhà của bạn đang trong quá trình xây dựng. Vậy ngôi nhà đang sử dụng mà bị thấm chân tường thì làm sao??? Phương pháp chống thấm sẽ có ngay sau đây!

Cách chống thấm chân tường bị thấm hiệu quả bằng Water Seal DPC

Ưu điểm khi sử dụng Water Seal DPC: Đây là một phương pháp thi công chống thấm chân tường vô cùng hiệu quả được áp dụng phổ biến. Độ bền lớp chống thấm rất cao, 30- 40 năm.

Water Seal DPC thẩm thấu tốt đối với bê tông, vữa, gạch xây. Dung dịch Water Seal DPC sau khi thẩm thấu sẽ biến vữa xây, gạch thành hợp chất Silic không hoà tan và lắng đọng trong các mao quản mao mạch làm chúng hẹp lại hoặc lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp mao chắn dẫn sẽ thành lớp chống thấm và khí ẩm không có khả năng thẩm thấu lên.

Khi bạn áp dụng phương pháp này chân tường không cần phải đục phá quá nhiều. Như vậy sẽ không gây ảnh hưởng đến kết cấu của chân tường. Đặc biệt hơn nữa hiện tượng tái thấm nước sẽ được hạn chế tối đa. Quá trình thi công chống thấm chân tường với Water Seal DPC được thực hiện theo các bước mà chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây.

Các bước thi công

Bước 1: Tiến hành đục phần chân tường khoảng 30cm  đến 40 cm. Lưu ý chỉ đục lớp vữa bên ngoài và không được gây tác động vào phần gạch phía trong.

Bước 2:  Chúng ta tiến hành tạo phễu cho chân tường để rót hóa chất vào trong. Hãy sử dụng máy khoan, tiến hành khoan một lỗ với góc nghiêng khoảng 45 độ. Độ cách nền chân từ 15cm đến 20 cm. Khoan sâu bao nhiêu còn tùy thuộc vào độ dày của tường.

– Tường có độ dày 10cm sẽ khoan sâu  vào khoảng 11cm.

– Tường có độ 20cm sẽ phải khoan 2 mũi khoan với độ sâu khác nhau. Mũi 1 bạn cần khoan nghiêng khoảng 45 độ, khoan một mũi sâu vào khoảng 10cm. Thực hiện khoan nghiêng phía hàng gạch từ dưới lên trên. Mũi 2 bạn thực hiện khoan sâu khoảng 22 cm là được.

Lưu ý: Khoan chậm, từ từ tránh tình trạng khoan nhanh gây rung, thủng gạch, khi rót hóa chất sẽ chảy hết ra ngoài.

Bước 3: Dùng máy thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn các tạp chất trên tường. Sau đó bạn phun một ít nước vào lỗ khoan. Rồi tiến hành đặt ống dẫn dung dịch vào mỗi lỗ khoan. Bạn nên dùng vữa đã được chuẩn bị sẵn để bịt kín miệng lỗ và thân ống tránh không cho dung dịch chảy ra ngoài.

Bước 4: Lắc đều can chứa dung dịch Water Seal DPC sau đó tiến hành rót dung dịch hóa chất Water Seal DPC vào từng lỗ khoan một. Rót khoảng 30ml – 35ml/1 lần vào 1 lỗ. Thực hiện đúng theo quy định và rót làm nhiều lần để dung dịch được thẩm thấu.

+ Với tường dày 10cm thì bạn sử dụng khoảng 1,5 lít dung dịch cho 1 mét dài.

+ Với tường dôi dày 20cm sử dụng 2,5lít – 3 lít cho 1 mét dài.

Khi đó Water Seal DPC thấm sâu vào lớp gạch, mạch vữa phản ứng Silicate tạo gel để ngăn hơi ẩm hay nước “thấm mao dẫn”. Tùy theo độ hút và độ rỗng mạch vữa xây khác nhau, quá trình bơm thường liên tục trong vòng 2 -3 giờ đồng hồ cho đủ định mức.

Bước 5: Bước cuối cùng để hoàn thành dịch vụ chống thấm cho chân tường là trát bịt lỗ khoan.

Bạn tiến hành trộn phụ gia trát chống thấm ngược Fosmix Liquid N800 với vữa theo tỷ lệ: 1 Kg Fosmix Liquid N800 : 20 kg xi măng (tỷ lệ 1:20) so với xi măng rồi trộn với cát, nước, xi măng và cát theo tỷ lệ (1:3).

Trộn đều hỗn hợp vữa theo đúng tỉ lệ trên, sau đó tiến hành trát chống thấm phần chân tường như bình thường.

VLXD.org (TH/ Phuongnamcons)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.