Bê tông

Gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon CFRP (P1)

19/11/2022 - 08:36 SA

Gia cố kết cấu bê tông bằng tấm sợi Carbon (CFRP – Carbon Fiber-Reinforced Polymer) hiện là một giải pháp gia cường kết cấu công trình phổ biến. Các công trình đang xây dựng hoặc đã đưa vào sửa dụng có 1 số công trình bị yếu đi do thiết kế hoặc có thể là do đơn vị thi công không chuyên nghiệp.
>> Các loại bê tông cốt sợi
>> Những điều cần biết về bê tông cốt sợi
>> Cải thiện khả năng thoát nước của bê tông bằng sợi carbon tái chế

Tại sao cần gia cố kết cầu dầm, sàn, đà, cột bê tông

Cột bê tông cốt thép là thành phần rất quan trọng trong công trình xây dựng ở Việt Nam. Vì một lý do nào đó, cột bê tông bị hư hỏng, suy yếu nên cần được gia cố kết cấu bằng sợi carbon. Đó có thể là:

– Tải trọng mà cột phải gánh chịu tăng lên: do nhu cầu nâng tầng nhà, hoặc do lỗi thiết kế.

– Cường độ chịu nén của bê tông không đạt yêu cầu, hoặc hàm lượng thép không đủ, loại thép không như thiết kế.

– Độ nghiêng của cột nhiều hơn mức cho phép.

– Độ lún của nền móng vượt mức cho phép.

Do đó chúng ta cần đến thi công gia cố kết cấu dầm bê tông cốt thép.

Ứng dụng gia cố bê tông ở các vị trí : Gia cố dầm bê tông, Gia cố sàn bê tông và gia cố cột bê tông cốt thép.
 

Gia cố kết cấu bằng sợi carbon CFRP

Phương án thi công Gia Cố Kết Cấu Sàn Bê Tông bằng tấm sợi Carbon CFRP

Vật liệu Sợi Carbon Composite CFRP là vật liệu tổng hợp chứa ít nhất 90% nguyên tử Carbon và được kết cấu rất chặt chẽ trong quá trình nhiệt phân sợi nguyên liệu ban đầu.

Có nhiều phương pháp gia cố kết cấu sàn bê tông , trong đó hiệu quả nhất phải kể đến phương pháp gia cố kết cấu bê tông bằng Sợi Carbon Composite CFRP vì có nhiều ưu điểm.

 Đặc tính công dụng của sợi carbon FRP

– Tăng tải: Tăng tải trực tiếp trong nhà kho, nhà xưởng; lắp đặt máy móc hạng nặng trong các tòa nhà công nghiệp; thay đổi mục đích sử dụng của toà nhà.

– Ngăn ngừa thiệt hại cho bộ phận kết cấu : Thay đổi hệ thống kết cấu.

– Tăng cường khả năng chịu địa chấn : Tăng khả năng chịu lực của cột bê tông chống lại lực tác động, tăng cường dầm sàn, tăng cường tường, tấm tăng cường; gia cố tường , bọc polyme gia cường bằng sợi carbon CFRP.
– Loại bỏ các phần sàn để tạo lỗ mở trong sàn, thay đổi sức chịu lực của tường và cột bê tông.

– Khắc phục sai lầm trong thiết kế hoặc xây dựng

– Cải thiện trạng thái kết cấu. Giảm biến dạng, giảm lực tác động lên cấu trúc ban đầu, gia cường cho bê tông cốt thép bị nứt.

Ưu điểm của vật liệu sợi carbon CFRP

– Thích hợp với nhiều hình dạng cấu kiện khác nhau.

– Nhẹ nhàng, đa năng. Chịu được lực kéo rất cao từ 10- 15 lần.

– Độ bền cao, nhất là trong môi trường hóa chất.

– Chịu được gia cố kết cấu uốn, cắt, nén.

– Thi công nhanh chóng, dễ dàng và không ảnh hưởng đến kiến trúc công trình.

 Phạm vi ứng dụng phương pháp gia cường kết cấu bằng sợi carbon CFRP

+ Các bề mặt có thể sử dụng phương án gia cố kết cấu: Bề mặt bê tông, Chất nền thép, Chất nền xây, Chất nền gỗ.

+ Phạm vi sử dụng gia cố kết cấu : Các tòa nhà, Cầu, Đường hầm, Cầu tàu , cầu cảng, Sân bay dân dụng, Đường cao tốc, đường sắt

Thi công gia cường kết cấu bằng sợi carbon CFRP thường được sử dụng tại các bộ phận như: Gia cường cột, Gia cường dầm, Gia cường sàn, Tăng cường bức tường, Tăng cường cọc, Tăng cường mũ…

Giải pháp Gia cường dầm bằng sợi carbon composite FRP

Gia cố dầm bằng sợi carbon composite sẽ giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả nhất.

1. Thiết kế gia cường kết cấu bê tông cốt thép: 

Công ty sử dụng tiêu chuẩn ACI 318 – 5 và các tiêu chuẩn Nhật JIS để tính toán gia cường kết cấu trước khi thi công. Lên bản vẽ thiết kế, xin phê duyệt và triển khai đặt hàng vật tư, thực hiện thi công.
 

 2. Thi công gia cường kết cấu:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Tiến hành đục lớp vữa công trình, sau đó mài mòn bề mặt bằng máy mài chuyên dụng, cuối cùng dùng máy thổi bụi thổi sạch bề mặt.
 
 
Bước 2: Tiến hành phân chia định vị:

Phân chia đo đạc bề mặt cần gia cố thành những khoảng riêng biệt, sau đó tiến hành lăn keo lót lên bề mặt theo thiết kế.
 

Bước 3: Lấp các chỗ bị hở thép, bề mặt bị thủng

Dùng epoxy lấp vào những khoảng hỡ, nhằm tạo ra bề mặt cân đối bằng phẳng.

Bước 4: Cắt vải FRP

Sau khi đo đạc thiết kế và phân chia khoảng cách, tiến hành cắt kích thước theo yêu cầu lắp đặt.
 

Bước 5: chuẩn bị trộn keo để phủ lên vải

Trộn chất kết dính và khuấy đều bằng máy trộn chuyên dụng. Nếu không sử dụng lớp phủ, có thể tiến hành áp chất kết dính trực tiếp lên bề mặt.

Bước 6: Dán sợi FRP lên bề mặt

Dùng thiết bị hỗ trợ để dán theo tỉ lệ đã phân chia sẵn, sau đó miết lại chắc chắn.
 

Bước 7: Kiểm tra chất lượng

Kiểm tra lại khoảng cách và các kẻ hở giữa các miếng dán và giữa miếng dán với bề mặt. Cho nén tải thử trước khi đưa vào sử dụng.
 

Đây là phương pháp mới mang lại hiệu quả cao trong việc sửa chữa các vết nứt, công trình thi công sạch gọn mang lại hiệu quả nhanh chóng.

(Còn nữa)

VLXD.org (TH/ phuongnamcons)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.