VLXD hoàn thiện tường, trần

Ưu nhược điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở

03/11/2022 - 09:58 SA

Trọng lượng của các vật liệu nhẹ nhẹ hơn rất nhiều lần so với vật liệu truyền thống. Các vật liệu xây nhà nhẹ chỉ nên sử dụng từ tầng trệt trở lên. Kết cấu móng vẫn được làm bằng các vật liệu phổ thông như: bê tông cốt thép, gạch xi măng cốt liệu block, gạch đỏ đặc,...
>> Bộ sưu tập 10 loại vật liệu xây dựng nhẹ phổ biến hiện nay
>> 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ thay thế gạch và bê tông truyền thống
>> Tấm xi măng nhẹ với nhiều tính năng ưu việt
 

Ưu điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở

1. Trọng lượng nhẹ

Ưu điểm đầu tiên của vật liệu nhẹ đó chính là trọng lượng. Trọng lượng của các vật liệu nhẹ nhẹ hơn rất nhiều lần so với vật liệu truyền thống. Trọng lượng nhẹ sẽ tạo ra rất nhiều giá trị từ quá trình sản xuất cho đến thi công như: giảm chi phí vận chuyển, chi phí thi công,…

Việc sử dụng VLXD nhẹ giúp giảm tải trọng bản thân của công trình tối đa. Đặc biệt là ở các công trình lớn, nhà cao tầng thì VLXD siêu nhẹ sẽ vừa giảm tải lên hệ kết cấu dầm, cột bê tông, cốt thép. Tải trọng này sẽ truyền xuống nền móng và giảm thiểu hiện tượng sụt lún nhà ở.

Điều này mang lại tính ổn định cao trong kết cấu tổng thể của ngôi nhà. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm chi phí bê tông sắt thép của toàn bộ công trình.

Trọng lượng nhẹ sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ sản xuất, vận chuyển và thi công. Tiến độ của bất cứ công trình nào luôn là thước đo quan trọng nhất. Việc rút ngắn tiến độ còn tạo ra giá trị kinh tế như: Công trình càng xong sớm và đi vào hoạt động sớm sẽ mang lại lợi thế lớn về thương hiệu cũng như lợi nhuận cho Chủ đầu tư, giảm thiểu được chi phí nhân công,…

Các loại vật liệu xây dựng siêu nhẹ dùng cho xây tường, vách như: Gạch siêu nhẹ AAC, Tấm bê tông nhẹ ALC ,… Các VLXD này mang lại giá trị rất lớn khi công trình được thi công nhanh, tính ổn định và thẩm mỹ cao.

2. Độ bền cao

Vật liệu nhẹ xây nhà không chỉ nhẹ mà còn có những tính năng như: Độ cứng rất cao; Chống nước; Thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu.

Các vật liệu nhẹ xây nhà tốt nhất vượt trội về độ bền. Không chỉ nhẹ mà còn khả năng chịu lực, chống va đập hay không chịu ảnh hưởng bởi môi trường. Chính các yếu tố này mang lại tuổi thọ cao của vật liệu. Chính vì vậy xây nhà bằng vật liệu nhẹ giúp bạn hoàn toàn yên tâm trong suốt khoảng thời gian sử dụng.

3. Khả năng cách âm, cách nhiệt

1 trong những giá trị quan trọng của vật liệu nhẹ xây nhà là khả năng cách âm, cách nhiệt. Những vật liệu nhẹ xây nhà tốt nhất hiện nay như gạch siêu nhẹ AAC và tấm bê tông nhẹ ALC, EPS cho thấy sự vượt trội về cách nhiệt và cách âm.

Thay vì làm các vách tường bằng Rockwool để cách âm. Những bức tường bằng gạch siêu nhẹ AAC, tấm bê tông nhẹ ALC cho khả năng cách âm gấp 2 đến 3 lần so với vật liệu cách âm truyền thống khác. Với cấu trúc bọt khí lỗ rỗng của bê tông AAC, ALC sẽ giúp hấp thụ và triệt tiêu sóng âm đi qua.

Ngoài ra với hệ số dẫn nhiệt rất thấp, các VLXD siêu nhẹ như gạch AAC, tấm bê tông nhẹ ALC có khả năng cách nhiệt gấp 6- 8 lần vật liệu xây thông thường. Đây cũng chính là tính năng mạnh mẽ nhất của vật liệu bê tông khí chưng áp đã nổi tiếng cả thế giới. Điều này giải thích cho việc các nước phương Tây vì sao người ta hay xây nhà bằng vật liệu nhẹ với gạch AAC và tấm panel ALC là vậy.

Chính khả năng cách nhiệt tốt này tạo cho vật liệu nhẹ về khả năng chống cháy. Gạch siêu nhẹ AAC và tấm panel ALC đạt tiêu chuẩn EI240 chống cháy cao nhất trong các vật liệu nhẹ xây nhà hiện nay gấp 2- 3 lần tiêu chuẩn của các vật liệu nhẹ thông thường khác.

4. Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng vật liệu nhẹ xây nhà giúp giảm tối đa chi phí nền móng, sắt thép cho kết cấu. Đồng thời giảm chi phí thuê nhân công và giảm thời gian xây dựng hoàn thiện.

Giá VLXD siêu nhẹ rẻ hơn so với rất nhiều VLXD phổ thông khác. Ví dụ như các loại gạch đá ốp lát có trọng lượng nặng mà giá cả lại còn rất cao. Thậm chí là các vật liệu nhập khẩu có mức giá cao hơn vài lần so với giá VLXD siêu nhẹ.

Chi phí cước vận chuyển các vật liệu nhẹ xây nhà cũng thấp hơn so với vận chuyển vật liệu nặng khác. Chi phí này cũng sẽ được phân bổ vào giá của VLXD. Chính vì vậy sử dụng vật liệu nhẹ xây nhà giúp tiết kiệm được kha khá chi phí trong tổng thể chi phí chung.

5. Nâng cao giá trị sống

Xây nhà bằng vật liệu siêu nhẹ thường mang lại giá trị sống cao mang đến từ những tính năng về độ bền, tuổi thọ và khả năng cách nhiệt, chống nóng, chống cháy, cách âm. Những loại VLXD nhẹ như bê tông siêu nhẹ AAC đáp ứng những yêu cầu về xây dựng rất phổ biến.

Những căn nhà có khả năng cách nhiệt cao giúp giảm ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ bên ngoài. Từ đó bên trong căn nhà sẽ ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hè. Chính điều này còn giúp giảm lượng tiêu thụ về điện năng, khí đốt lớn giảm khí thải tới môi trường.

6. Thân thiện môi trường

Các VLXD nhẹ thường đều là vật liệu không nung. Vật liệu xây nhà không nung còn là xu hướng phát triển quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng ở nước Việt Nam ta. Đây là vật liệu được sản xuất không sử dụng tài nguyên, không nung đốt và phát khí thải ra môi trường.

Đa số các dạng VLXD nhẹ là vật liệu xanh, sử dụng các nguyên liệu tái chế để sản xuất, không gây ảnh hưởng tới môi trường và đóng góp đáng kể việc giảm khí thải nhà kính.

Nhược điểm của VLXD siêu nhẹ

1. Không phù hợp làm nền móng

Không nên sử dụng vật liệu nhẹ để làm nền móng. Vì nền móng là kết cấu cần phải có trọng lượng cao để ổn định cho toàn bộ kết cấu phía bên trên.

Các vật liệu xây nhà nhẹ chỉ nên sử dụng từ tầng trệt trở lên. Kết cấu móng vẫn được làm bằng các vật liệu phổ thông như: bê tông cốt thép, gạch xi măng cốt liệu block, gạch đỏ đặc,...

2. Cần đầu tư công nghệ cao

Việc sản xuất vật liệu xây dựng nhà siêu nhẹ cần áp dụng những dây chuyền sản xuất đòi hỏi yêu cầu công nghệ cao. Thậm chí là những dây chuyền lớn, chi phí đầu tư ban đầu rất cao như dây chuyền sản xuất gạch AAC,… chẳng hạn. Những dây chuyền sản xuất này thường tốn rất nhiều thời gian chuyển giao công nghệ.

Chính vì vậy không phải bất cứ VLXD nhẹ nào cũng dễ dàng sản xuất ồ ạt được cả. Tuy điều này tạo ra giá trị sử dụng cao nhưng cũng hạn chế việc phát triển của vật liệu nhẹ do đòi hỏi vốn đầu tư lớn và quy trình sản xuất phức tạp hơn.

3. Chưa phổ biến như VLXD truyền thống

Đa số vẫn áp dụng những vật liệu truyền thống nặng và dễ dàng tìm mua như: gạch đỏ, gạch xi măng cốt liệu, đá ốp lát v.v. Các vật liệu nhẹ chính vì thế mà chưa có chỗ đứng nhiều như vật liệu truyền thống.

Đồng thời vật liệu nhẹ thường chỉ được chú trọng trong các thiết kế trang trí kiến trúc độc đáo và hiện đại. Việc nên định hướng sử dụng vật liệu nhẹ trong các thiết kế xây dựng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.

VLXD.org (TH/ cachnhietantam)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.