VLXD hoàn thiện mặt sàn

Quy trình sơn chống thấm công trình lộ thiên

10/11/2022 - 02:38 SA

Chống thấm lộ thiên là thi công lớp chống thấm ở bề mặt ngoài cùng của công trình mà không xây dựng lớp bảo vệ.
>> 6 phương pháp chống thấm ngược ưu việt nhất
>> Các loại phụ gia chống thấm bê tông
>> Chống thấm trần nhà bê tông giúp giảm chi phí xây dựng
 

Về cơ bản: Quá trình chống thấm công trình lộ thiên phải đảm 3 lớp như sau:

Lớp sơn lót

Lớp sơn phủ gốc chống thấm gốc Polyurethane

Sơn phủ chống tia UV

Sau đây là các bước thi công sơn chống thấm cho công trình lộ thiên, nhất là chống thấm sàn. Quy trình 6 bước này đảm bảo giúp bạn có thể hoàn thiện một công trình hiệu quả nhất.

B1: Làm phẳng bề mặt

Nền bê tông phải được làm phẳng, bề mặt phải được bảo dưỡng đầy đủ (trên 28 ngày)

Loại bỏ độ ẩm, dầu, mỡ khỏi lớp nền.

Độ PH thích hợp cho bê tông là từ 7~8 (độ ẩm dưới 8%)

B2: Trám trét

Nếu có bất kỳ vết nứt hoặc thấm nào sẽ được tạo rãnh và bịt kín bằng chất trám kín

Loại bỏ lớp bảo vệ và lớp nền cũ bằng máy mài sắc

B3: Sơn lớp lót

Phủ sơn lót giúp tạo độ bám dính tốt với lớp phủ ngoài. Có độ bền cao, độ giãn và có khả năng chịu thời tiết và nước.

Lớp lót Primer chỉ được thi công khi bề mặt nền đạt về độ ẩm, độ phẳng và độ đặc chắc.

Phủ sơn lót một vài lần bằng chổi quét con lăn hoặc máy phun chuyên dụng với tỷ lệ 0,1~0,2kg/m2. Thi công 1 hoặc 2 lớp.

Khoảng thời gian sơn lại khuyến nghị là 4h ở nhiệt độ 25ºC

B4: Tiến hành sơn lớp sơn chống thấm phủ thứ nhất

Tiến hành thi công ngay lớp sơn phủ Polyurethane khi lớp lót Primer đã khô (thông thường chờ 1 giờ sau khi thi công xong). Nhiệt độ môi trường cao thì thời gian khô nhanh hơn.

Lưu ý trong quá trình trộn nên để cánh khuấy ngập sâu trong hỗn hợp để tránh dòng khí bị cuốn vào. Sử dụng máy khuấy với tốc độ chậm để trộn.

Tiến hành thi công sơn phủ Polyurethane bằng cách đổ lên mặt sàn sau đó được trải rộng ra bằng dụng cụ san gạt với độ dày từ 1.0 đến 2.0 mm.

Sử dụng bàn gạt hoặc chổi quét để thi công tại chân tường trước.

Sau đó tiếp tục thi công lớp phủ sơn phủ Polyurethane bằng bàn gạt chuyên dụng. Thời gian thi công không quá 30 phút (phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường).

Sử dụng rulô gai để phá bọt bề mặt ngay sau khi thi công xong.

B5: Sơn chống tia UV – phủ hoàn thiện

Bảo vệ lớp phủ sơn phủ Polyurethane bằng sơn chống tia UV rất cần thiết trong mọi công trình chống thấm lộ thiên. Nhằm hạn chế ít nhất khả năng phá hoại của tia UV.

Một số loại sơn chống tia UV bạn có thể tham khảo:

Sơn lót chống tia UV Duplex CK 9000

Sơn chống nóng Nano Sketch

Sơn chống nóng CN – 05

Sơn phủ kháng hóa chất & tia UV CPU 10

Sau khi lớp sơn phủ Polyurethane đã khô (khoảng 24 giờ sau khi thi công xong). Chúng ta tiến hành thi công sơn chống tia UV bằng rulô hoặc máy phun chuyên dụng, định mức: 0.15-0.2 kg/m2.

B6: Kiểm tra

Để kiểm tra xem quy trình thi công sơn chống thấm công trình lộ thiên của bạn có hoàn hảo hay không thì sau khi thi công xong đợi trong khoảng 1 ngày. Sau đó quay lại thử bơm nước và xem liệu khả năng rỉ nước xuống có xảy ra không. Nếu không rỉ nước thì khả năng chống thấm của sơn khi thi công là đảm bảo chất lượng.

VLXD.org (TH/ phuongnamcons)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.