Vật liệu và Phong thủy

Bố trí tủ giày sao cho hợp phong thủy

13/08/2014 - 06:34 CH

Tủ đựng giày là nơi rất dễ nhiễm và chứa những tạp khí, gây những ảnh hưởng xấu đến nguồn năng lượng phong thuỷ trong nhà bạn, vì vậy khi lựa chọn kiểu dáng cũng như vị trí đặt bạn nên lưu ý.
Thông thường mọi người thường để giày dưới gầm giường, trong phòng ngủ vì tiện cho việc lựa chọn và đi giày mỗi khi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, theo phong thủy, vì được sử dụng hằng ngày, đôi giày không tránh khỏi việc nhiễm tạp khí. Chính vì thế chỉ nên để giày ở khu vực gần cửa ra vào, tránh đặt giày một cách tùy tiện tiện vì như vậy các loại khí uế tạp bên ngoài sẽ theo đôi giày vào trong nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của các thành viên trong gia đình.

Thông thường, tủ giày không được cao hơn độ cao của chủ nhà, nếu cao hơn bị coi là không thuận. Diện tích tủ giày nên nhỏ và thấp, không nên rộng và cao.

Chiều rộng của tủ giày (kể cả khi mở cửa tủ) không nên vượt quá 1/3 chiều rộng của bức tường. Trong trường hợp cửa đại của ngôi nhà thông với hành lang thì tủ giày còn có tác dụng làm tấm bình phong ngăn chặn các loại xung khí tràn vào trong nhà.

Phong thủy học nhà ở rất coi trọng sự lưu thông không khí, vì thế mà tủ đựng giày phải cố gắng không gây mùi lạ, vì nếu mùi lạ lan tỏa trong không gian, sẽ khó có được 1 không gian phong thủy hài hòa.Vì vậy nên hạn chế chọn loại tủ không cửa, vì như thế tạp khí từ những đôi giày sẽ dễ lan ra ngoài, gây làm nhiễm bẩn nguồn năng lượng trong nhà. Cách tốt nhất là sử dụng tủ giày và đặt toàn bộ giày dép vào trong đó. Tủ giày nên là loại có cánh cửa, vì như vậy có thể tránh được tạp khí.



Tóm lại, có năm điều nên làm đối với tủ giày:

- Tủ giày nên kín đáo:
Tủ giày phải có cửa, nó ẩn giấu hòa khí, hòa khí không được thất tán ra ngoài. Hơn nữa tủ giày quá lộ rõ ra ngoài nhìn cũng không đẹp mắt.

- Tủ giày phải thấp
: Nên chú trọng việc phối hợp sơn thủy giữa tủ giày và chủ nhà. Chủ nhà là núi, tủ giày là nước, chiều cao của tủ giày không nên vượt quá ngực chủ nhà.

- Tủ giày nên nông: Tủ giày sâu thích hợp cho những đôi giày số lớn nhưng tủ giày không nên quá sâu, vì như vậy sẽ gây cảm giác như sa chân vào vũng lầy.

- Tủ giày phải đặt chỗ khuất: Vị trí tủ giày nên kín đáo, không nên lộ rõ trước mắt, do đó phải bố trí tủ giày vào chỗ khuất, không đặt giữa nhà.

- Tủ giày phải thông gió: Trong giày có hơi chân kém sạch sẽ, cần kịp thời tẩy trừ, vì vậy tủ giày không thông hơi thoáng khí, không nên quá kín. Có bốn điều kiêng kỵ khi đặt tủ giày:

Những điều kiêng kỵ khi đặt tủ giày:

- Kỵ tủ giày hướng thẳng vào cửa chính.

- Kỵ tủ giày kề sát nhà vệ sinh.

- Kỵ tủ giày đặt gần nhà bếp.

- Kỵ tủ giày dơ bẩn.

VLXD.org * (TH)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.