Vật liệu và Kiến trúc

Những thiết kế tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà của bạn

12/01/2021 - 03:43 CH

Tiết kiệm năng lượng đơn giản là việc sử dụng ít năng lượng hơn để phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày của bạn, chẳng hạn như: sưởi ấm, làm mát, bật đèn hoặc nấu ăn,... Nhưng tại sao điều này lại quan trọng đến vậy?

Tiết kiệm năng lượng giúp bảo vệ môi trường sống của con người. Nhưng quan trọng hơn, đối với chính bản thân bạn, tiết kiệm năng lượng giúp bạn giảm hóa đơn điện nước của mình. Đó là bởi vì các vật dụng cải tiến tiết kiệm năng lượng tiêu tốn ít năng lượng hơn, và từ đó giúp giảm chi phí mà bạn sử dụng.

Tùy thuộc vào ngân sách của mình, bạn có nhiều lựa chọn để cắt giảm chi phí năng lượng phù hợp thông qua những chỉnh sửa nhỏ đến những cải tạo lớn trong nhà.

1. Thay thế đồ đạc

Các thiết bị chiếu sáng và thiết bị nhà bếp sử dụng rất nhiều năng lượng, vì vậy hãy thử thay thế chúng. Bạn có thể thay bóng đèn thông thường bằng đèn CFL và LED để tăng hiệu quả tiết kiệm. Bóng đèn LED và CFL có tuổi thọ cao hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn bóng đèn sợi đốt và bóng đèn huỳnh quang. Chúng cháy sáng như nhau và không tỏa nhiều nhiệt khi sử dụng. Đây cũng là sự lựa chọn rẻ nhất và phù hợp với mọi nhà.


Phòng bếp là một trong những khu vực được sử dụng thường xuyên nhất trong nhà, vì vậy bạn nên tối ưu hóa hiệu quả của nó. Nếu bạn có ngân sách, hãy thay thế các thiết bị nhà bếp của bạn bằng các tiện ích tiết kiệm điện nước hơn.

2. Sử dụng rèm cửa sổ

Đây là một lựa chọn rất dễ dàng và không tốn kém. Ngoài việc tăng thêm thẩm mỹ cho ngôi nhà, rèm của sổ còn có thể giúp giảm chi phí năng lượng trong nhà của bạn. Tùy thuộc vào chất liệu rèm, chúng có thể giúp bạn giữ nhiệt hoặc làm mát cho ngôi nhà. Rèm cửa sổ cũng giúp ngăn ánh nắng mặt trời làm nóng phòng, cho phép bạn sử dụng điều hòa ít hơn vào những ngày nắng. Hãy cân nhắc lắp rèm hoặc cửa chớp sẽ hữu ích với ngôi nhà của bạn.


Để tối ưu hóa việc giảm chi phí năng lượng của bạn, hãy sử dụng các cửa chớp và rèm cứng thay vì rèm vải mềm. Chúng thường có hiệu quả hơn trong việc giữ nhiệt bên trong hơn so với rèm vải mềm.

3. Quạt trần

Quạt trần giúp cắt giảm chi phí bằng cách hoạt động như một giải pháp thay thế cho hệ thống điều hòa và thông gió của nhà bạn. Mặc dù chạy quạt vẫn cần điện, nhưng nó ít tốn kém hơn nhiều so với sử dụng hệ thống sưởi hoặc làm mát.


Quạt tiết kiệm hơn và sử dụng điện năng tương đương với bóng đèn. Chúng đẩy tất cả không khí nóng lên trần nhà vào mùa hè. Nếu bạn thay đổi vòng quay vào mùa đông, tất cả không khí mát sẽ hướng lên trần nhà trong khi không khí ấm bị đẩy xuống dưới.

Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm khoảng 40% hóa đơn tiền điện của hệ thống làm mát vào mùa hè và khoảng 10% chi phí sưởi ấm vào mùa đông.

4. Phong cảnh

Bạn cũng có thể tiết kiệm năng lượng với cảnh quan thông minh bằng cách trồng cây:

Thử trồng cây bản địa, ít cần sự chăm sóc

Trồng cây ở phía đối diện với hướng mặt trời chiếu để giảm chi phí làm mát

5. Kiểm tra cách điện

Cách nhiệt thích hợp là điều cần thiết để duy trì nhiệt độ ngôi nhà trong suốt mùa hè và mùa đông khi hệ thống sưởi, làm mát và thông gió đang chạy. Nếu tầng áp mái hoặc tường cách nhiệt của bạn không đủ dày hay bị hỏng, bạn phải thay thế nó.


Có nhiều loại cách nhiệt khác nhau có sẵn để giữ nhiệt, hay giữ hơi mát và ngăn không cho nó rò rỉ ra ngoài. Tất cả phụ thuộc vào ngân sách của bạn. Bạn sẽ cần tham khảo ý kiến ​​của nhà thầu để tiến hành lắp đặt vì một số loại cách nhiệt có thể gây hại cho phổi.

6. Lắp đặt sàn mới

Ván sàn cũng giúp duy trì nhiệt độ cho ngôi nhà của bạn và cắt giảm chi phí năng lượng. Thảm trải sàn và thảm giữ nhiệt giữ ấm cho ngôi nhà của bạn trong mùa đông. Đó là một cách hữu hiệu để cắt giảm chi phí điện năng hiệu quả và tiết kiệm.

7. Sử dụng giếng trời

Giếng trời là tâm điểm tuyệt vời cho bất kỳ ngôi nhà nào. Nhất là, nó làm giúp bạn tiết kiệm năng lượng trong nhà, cải thiện hệ thống sưởi, ánh sáng và thông gió. Giếng trời nên được lắp đặt:

Không lớn hơn 5% diện tích mặt sàn trong phòng có nhiều cửa sổ.

Không lớn hơn 15% diện tích mặt sàn trong phòng hầu như không có cửa sổ.


Nhưng giếng trời không dành cho tất cả mọi người. Bạn sẽ phải đảm bảo rằng thiết kế hiện có của ngôi nhà có thể áp dụng giếng trời. Hãy tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia trước khi bạn nghĩ đến việc cắt bỏ một phần trần nhà để làm giếng trời.

Mái nhà phản xạ và hắt ánh sáng mặt trời ra bên ngoài, giúp hấp thụ nhiệt ít hơn so với mái nhà thông thường. Chúng hoạt động giống như quần áo. Nếu bạn mặc quần áo tối màu, bạn sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng hơn, khiến bạn nóng hơn. Mặc quần áo sáng hơn sẽ làm lệch hướng ánh sáng nhiều hơn và có thể khiến bạn cảm thấy mát hơn. Nguyên tắc này giúp giảm nhiệt độ của mái nhà, làm giảm nhiệt độ tổng thể của ngôi nhà. Vì vậy, bạn cũng có thể giảm thiểu sử dụng máy điều hòa không khí.

Các nhà sản xuất thường thiết kế và chế tạo vật liệu từ sơn có độ phản xạ cao. Ngoài ra, những mái nhà này cũng có thể được sản xuất bằng ngói, ván lợp hoặc tấm phủ phản xạ.

Bạn có thể lắp đặt vật liệu phản xạ trên bất kỳ kiểu mái nào vì giá thành của nó khá vừa túi tiền. Bạn chỉ cần ghi nhớ rằng hãy lắp đặt hợp lý. Nếu bạn sống ở một nơi có mùa đông khắc nghiệt, đây có thể không phải là lựa chọn dành cho bạn.

Bạn có thể bảo vệ môi trường bằng lối sống xanh tiết kiệm năng lượng hơn. Thay thế bóng đèn và các thiết bị, tạo cảnh quan thông minh và lắp đặt một mái nhà phản xạ có thể giúp giữ cho lượng khí thải nhà kính ở mức thấp. Nhưng nếu điều đó không quan trọng với bạn cho lắm, hãy nghĩ về số tiền bạn sẽ tiết kiệm được trong hóa đơn điện nước về lâu dài.

VLXD.org (TH/ CafeLand)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.