Sự kiện

Ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh vực sơn và vật liệu xây dựng

26/02/2019 - 03:25 CH

Ngày 25/2 tại Hà Nội, Khoa Xây dựng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cty Sơn Joton phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh vực sơn và vật liệu xây dựng”.

Công nghệ nano và vật liệu nano đem đến nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực y tế, môi trường, dệt may, xây dựng...

Trong công nghiệp xây dựng và kiến trúc, một loạt các phương pháp xử lý bề mặt có thể được sử dụng cho các vật liệu thủy tinh, gạch, kim loại hoặc gỗ, với mục đích cải thiện các tính chất chức năng cũng như kéo dài tuổi thọ của vật liệu. Các chất phủ bề mặt như vậy sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên như nước, năng lượng và các hóa chất làm sạch.

Công ty Joton trong nhiều năm qua đầu tư rất bài bản vào nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, trong đó có công nghệ nano.

Tại Hội thảo, Công ty Joton đã giới thiệu các công nghệ nano trong chất phủ bề mặt như sử dụng nano Ti02 phủ bề mặt, làm sạch bề mặt, kháng khuẩn, sử dụng nano bạc diệt khuẩn. Công ty cũng giới thiệu phòng thí nghiệp triển khai các nghiên cứu, thử nghiệm cho ra sản xuất đại trà các dòng sơn nano.

Ngoài ra, nhiều vấn đề về chuyên môn như việc sử dụng chất bọc, cách pha kết hợp hạt nano với vật liệu sơn và các vật liệu khác cũng được các bộ kỹ thuật của Công ty Joton chia sẻ.

TS Nguyễn Văn Nghĩa – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết: Các ứng dụng mới nhất của công nghệ nano trong các vật liệu xây dựng rất hiệu quả khi phục chế các công trình cổ, kháng nước thâm nhập bề mặt, cơ chế tự làm sạch.

Nhóm nghiên cứu cũng đã giới thiệu kết quả nghiên cứu chế tạo nano với hình thái một cách chủ động với các kích thước hạt khác nhau. Hình thái nano Ti02 dạng dày có thể tăng độ dai của màng sơn. Đặc biệt các hạt nano có thể đính trên các dây nano Tio2 thêm tính kháng khuẩn khi ứng dụng trong vật liệu phủ.

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ nano trong lĩnh vực sơn và vật liệu xây dựng" thu hút sự tham gia của các nhà khoa học của hai đơn vị đã phần nào khẳng định sự hợp tác giữa nhà trường – cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Đây là hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học và xã hội hiện nay, mở ra cơ hội hợp tác, sử dụng nhân lực chất lượng cao giữa doanh nghiệp và nhà trường.

VLXD.org (TH/ Xây dựng)

Ý kiến của bạn

Tin liên quan

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.