NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Kỹ thuật xử lí nước ngầm

04/07/2013 - 05:07 CH

Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt nước mưa…nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, hay hang trăm mét.
Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt nước mưa…nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, hay hang trăm mét.Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước được ưa thích. Bởi vì, các nguồn nước nặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp. Một số đặc điểm khác nhau giữ nước ngầm và nước mặt Thông sốNước ngầmNước bề mặtNhiệt độTương đôi ổn địnhThay đổi theo mùaChất rắn lơ lửngRất thấp, hầu như không cóThường cao và thay đổi theo mùaChất khoáng hoà tanÍt thay đổi, cao hơn so với nước mặtThay đổi tuỳ thuộc chất lượng đất, lượng caoHàm lượng Fe2+, Mn2+Thường xuyên có trong nướcRất thấp, chỉ có khi nước ở sát dưới đáy hồKhí CO2 hoà tanCó nồng độ caoRất thấp hoặc bằng 0Khí O2 hoà tanThường không tồn tạiGần như bão hoàKhí NH3Thường cóCó khi nguồn nước bị nhiễm bẩnKhí H2SThường cóKhông cóSiO2Thường có ở nồng độ caoCó ở nồng độ trung bìnhNO3-Có ở nồng độ cao, do bị nhiễm bởi phân bón hoá họcThường rất thấpVi sinh vậtChủ yếu là các vi trùng do sắt gây raNhiều loại vi trùng, virut gây bệnh và tảo.Các nguồn nước ngầm hầu như không chứa rong tảo, một trong những nguy ên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước ngầm là các tạp hất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng mưa, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều hất bẩn v à luợng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa ngấm vào đất. Ngoài ra, nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất thải hoá học, v à việc sử dụng phân bón hoá học…tất cả những loại chất thải đó theo thời gian nó sẽ ngấm vào nguồn nước, tích tụ dần và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đã có không ít nguồn nước ngầm do tác động của con người đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ, các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các hoá chất độc hại như các kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu và không loại trừ cả các chất phóng xạ. Một số quá trình cơ bản xử lý nước ngầm Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước ngầm, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc điểm của nguồn nước ngầm, các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội…mà chúng ta sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước ngầm sao cho phù hợp. Tuy nhiên có một số quá trình cơ bản có thể áp dụng để xử lý nước ngầm được tóm tắt như bảng sau: Quá trình xử lýMục đích- Làm thoáng- Lấy oxy từ không khí để oxy hoá sắt v à mangan hoá trị II hoà tan trong nước.
- Khử khí CO2 nâng cao pH của nước để đẩy nhanh quá tr ình oxy hoá và thuỷ phân sắt, mangan trong dây chuyền công nghệ khứ sắt và mangan.
- Làm giàu oxy để tăng thế oxy hoá khử của nước, khử các chất bẩn ở dạng khí hoà tan trong nước.- Clo hoá sơ bộ- Oxy hoá sắt và mangan hoà tan ở dạng các phức chất hữu cơ.
- Loại trừ rong, rêu, tảo phất triển trên thành các bể trộn, tạo bong cặn và bể lắng, bể lọc.
- Trung hoà lượng ammoniac dư, diệt các vi khuẩn tiết ra chất nhầy tr ên mặt lớp các lọc.- Quá trình khuấy trộn hoá chất- Phân tán nhanh, đều phèn và các hoá chất khác vào nước cần xử lý.- Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn- Tạo điều kiện và thực hiện quá trình dính kết các hạt căn keo phân tán thành bông cặn có khả năng lắng và lọc với tốc độ kinh tế cho phép.- Quá trình lắng- Loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn và bông cặn có khả năng lắng với tốc độ kinh tế cho phép, làm giảm lượng vi trùng và vi khuẩn.- Quá trình lọc- Loại trù các hạt cặn nhỏ không lắng được trong bể lắng, nhưng có khả năng dính kết lên bề mặt hạt lọc.
- Hấp thụ và hấp thụ bằng than hoạt tính.
- Khử mùi, vị, màu của nước sau khi dùng phương pháp xử lý truyền thống không đạt yêu cầu.
- Flo hoá nước.
- Nâng cao hàm lượng Flo trong nước đến 0,6 — 0,9 mg/l để bảo vệ men răng và xương cho người dùng nước.- Khử trùng nước
- Tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng con lại trong nước sau bể lọc.
- Ổn định nước- Khử tính âm thực và tạo ra màng bảo vệ cách ly không cho nước tiếp xúc trực tiếp với vật liệu mặ trong thành ống dẫn để bảo vệ ống và phụ tùng trên ống.
- Làm mềm nước- Khử ra khỏi nước các ion Ca2+ và Mg2+ đến nồng độ yêu cầu.
- Khử muối- Khử ra khỏi nước các cation và anion của các muối hoà tan đến nồng độ yêu cầu.

Theo Báo xây dựng

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.