NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Australia sẽ sản xuất 50.000 tấn VLXD từ CO2 vào năm 2020

04/09/2017 - 02:36 CH

Cty Mineral Carbonation International (Mci) có trụ sở tại Australia đã đặt ra mục tiêu biến đổi khí thải CO2 thành các vật liệu xây dựng hữu ích. Cty này mới đây đã mở nhà máy thí điểm tại Học viện Năng lượng và Tài nguyên Newcastle để bắt chước quá trình phong hóa, tạo ra đá của tự nhiên nhưng với tốc độ cao hơn.
Mci đã giới thiệu công nghệ của họ bao gồm quá trình chuyển đổi CO2 thành các sản phẩm của ngành xây dựng. CO2 từ hoạt động khai thác mỏ của Orica trên đảo Kooragang được MCi thu lại. CO2 liên kết với đá serpentinite trở thành cacbonat ở thể rắn trong một quá trình kéo dài 1 giờ. MCi cho biết vật liệu này có thể sử dụng để sản xuất xi măng, gạch và các tấm vữa.

Cũng tại Học viện này một nhà máy sản xuất đầu tiên đã được vận hành vào năm 2016. MCi hi vọng sẽ sản xuất ra từ 20.000 - 50.000 tấn vật liệu sử dụng trong xây dựng vào năm 2020.
 

Giám đốc điều hành của MCi, Marcus Dawe cho biết: “Chúng ta cần những giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu. Chúng ta cần những công nghệ để sẵn sàng cho việc định giá cacbon trong nền kinh tế hiện đại. Giống như việc áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất năng lượng, công nghệ của chúng ta hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề trong ngành sản xuất xi măng, thép và sản xuất hóa chất”.

Nhà địa chất học Peter Cook thuộc trường Đại học Melbourne nhận định một trong những quy trình của MCi có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho các địa phương khi mà lượng khí thải CO2 mỗi năm từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch lên đến 36 tỷ tấn. Chúng ta sẽ thấy được những giá trị lớn lao trong công việc của MCi.

Theo Báo Xây dựng
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.