Trong
ngành xi măng, việc tối ưu thành phần phối liệu (clinker, thạch cao, phụ gia khoáng như pozzolan, tro bay, xỉ lò cao...) đóng vai trò then chốt nhằm đảm bảo chất lượng ổn định (độ bền, thời gian đông kết, tính công tác...); Giảm chi phí sản xuất (nhiên liệu, điện, nguyên liệu thô); Giảm phát thải CO₂, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường (ESG, Net-Zero).
Tuy nhiên, quá trình này vốn phức tạp, phụ thuộc nhiều yếu tố đầu vào và kinh nghiệm chuyên gia. Và
trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một hướng đi mới, giúp tự động hóa và tối ưu hóa theo thời gian thực.
- AI sử dụng các thuật toán học máy (machine learning) như Random Forest, XGBoost, hoặc Neural Network để dự đoán chất lượng
sản phẩm đầu ra với các chỉ tiêu như Cường độ nén sau 3, 7, 28 ngày; Độ nghiền mịn; Thời gian đông kết... Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra gợi ý phối liệu tối ưu theo mục tiêu mong muốn.
- AI tối ưu chi phí phối liệu: Mục tiêu giảm clinker, tăng phụ gia nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. AI sử dụng thuật toán tối ưu hóa bầy đàn (PSO), thuật toán di truyền (GA) để xác định tỷ lệ nguyên liệu tối ưu về chi phí, trong điều kiện ràng buộc kỹ thuật.
- AI tự động điều chỉnh trong quá trình vận hành: Hệ thống AI thu thập dữ liệu thành phần nguyên liệu đầu vào theo lô, từ đó tự điều chỉnh tỷ lệ cấp nguyên liệu cho máy nghiền; Cảnh báo khi có sai lệch bất thường trong quá trình sản xuất.
Từ đó AI mang lại lợi ích cho doanh nghiệp xi măng như tăng năng suất; Rút ngắn thời gian thử nghiệm và điều chỉnh phối liệu; Giảm chi phí; Tối ưu clinker, tận dụng phụ gia rẻ hơn; Ổn định chất lượng; Hạn chế lỗi con người trong pha trộn thủ công; Giảm phát thải CO₂ nhờ giảm hệ số clinker (L/C ratio); Giảm phụ thuộc vào chuyên gia giàu kinh nghiệm…
Hiện nay tại Việt Nam, LafargeHolcim ứng dụng AI để tối ưu clinker factor và nhiệt độ trong lò nung, giúp giảm 5–10% chi phí nhiên liệu.
Trong khi đó, trong chiến lược chuyển đổi số, một số nhà máy thuộc VICEM đang thí điểm hệ thống quản lý AI cho nghiền phối liệu.
Còn Xi măng Xuân Thành thì đã nghiên cứu tích hợp AI với hệ thống cân định lượng tự động và cảm biến chất lượng.
Có thể nói, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và yêu cầu giảm phát thải ngày càng cao, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa thành phần xi măng là bước đi tất yếu cho các nhà sản xuất. Doanh nghiệp nào đi đầu trong chuyển đổi số và tối ưu hóa AI – sẽ là người dẫn dắt thị trường xi măng trong giai đoạn tới.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
>> Cuộc cách mạng AI trong ngành Xi măng
>> Công nghệ AI tối hưu hóa vận hành nhà máy xi măng
>> Những cập nhật mới nhất về công nghệ vòi đốt lò quay xi măng năm 2024
>> Các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng mới nhất
>> Tự động hóa quá trình sản xuất xi măng