Chuyên đề vật liệu xây dựng

Giảm phát thải, tối ưu tài nguyên theo CEAP và áp dụng cho ngành Xi măng Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và tài nguyên ngày càng trầm trọng, việc chuyển đổi ngành Xi măng sang mô hình phát triển bền vững, giảm phát thải và tối ưu hóa tài nguyên trở nên cấp thiết. Liên minh châu Âu (EU) với vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn đã triển khai nhiều biện pháp đổi mới quy trình sản xuất của ngành Xi măng như Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (CEAP), được thông qua vào tháng 3/2020. Bài viết phân tích các biện pháp giảm phát thải và tối ưu tài nguyên trong ngành Xi măng theo CEAP, đánh giá kết quả đã đạt được từ EU, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.

Tác động của việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Nghiên cứu tổng hợp phụ gia siêu dẻo polycarboxylate loại polyether (PCE) cho bê tông

Xử lý bết tắc silo nhà máy xi măng

Silo trong nhà máy xi măng được thiết kế dành riêng cho nhu cầu và môi trường tại thời điểm chúng được xây dựng. Qua thời gian, có thể xuất hiện những thay đổi, bao gồm cả về nhu cầu sản xuất và ưu tiên kinh doanh, khối lượng tiêu thụ nguyên vật liệu, các thành phần xi măng và hàm lượng độ ẩm. Những thay đổi có thể khiến nguyên vật liệu bết dính vào thành tường silo chứa, gây ra dừng hoạt động ngoài kế hoạch. Nhiệt độ thấp và những thay đổi về áp suất khí quyển, đặc biệt là khi silo bị đình trệ hoạt động trong một thời gian dài, cũng có thể đưa đến những thay đổi mạnh về dòng liệu chảy.

Sử dụng vật liệu kính trong thiết kế kiến trúc đạt hiệu quả năng lượng tại Việt Nam

Kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Đặc biệt, đây là loại vật liệu lấy ánh sáng, ngăn che gió bụi, cách âm, cách nhiệt, không cho rêu mốc phát triển, tạo các không gian, hình khối kiến trúc đa dạng, vừa nhẹ nhàng, vừa thanh thoát, vừa hiện đại, khang trang…

Tối ưu hóa thiết kế gầu nâng

Trong bài viết này, Claus Weyhofen, Tập đoàn BEUMER, giải thích làm thế nào có thể giảm được lượng liệu rơi trở lại trong quá trình nâng liệu lên thông qua việc tối ưu hóa thiết kế gầu nâng.

Sử dụng bê tông tính năng cao cho hệ thống đường Vành đai tại TP.HCM

Bê tông tính năng cao (High-performance fiber-reinforced concrete, HPFRC) được đánh giá là một trong những vật liệu tiên tiến trong ngành Xây dựng do có các tính chất cơ học vượt trội và một số tính chất thông minh.

Tính chất kỹ thuật của vữa 3 thành phần chất kết dính: xi măng, tro bay và tro bã mía

Nghiên cứu nhằm khảo sát tính chất của vữa chứa 3 thành phần chất kết dính, bao gồm: xi măng, tro bay và tro bã mía. Theo đó, hỗn hợp đối chứng chỉ sử dụng xi măng, 6 hỗn hợp khác được tạo ra bằng cách thay thế 10%, 15% và 20% khối lượng xi măng. 3 hỗn hợp vữa 3 thành phần chất kết dính được tạo ra bằng cách kết hợp tro bay và tro bã mía để thay thế 20% khối lượng xi măng. Kết quả cho thấy tro bã mía làm giảm tính công tác, khối lượng thể tích và khối lượng riêng và phát triển cường độ vữa muộn. Tro bay có tác động tích cực đến độ dẻo và tính chất cơ lý của vữa. Vữa với 3 thành phần chất kết dính có tính chất tương đương với hỗn hợp đối chứng.

Tổng quan về ứng dụng cốt liệu tái chế và bê tông cốt liệu tái chế trong xây dựng

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Đánh giá chất lượng silica từ tro trấu sử dụng trong sản xuất bê tông chất lượng siêu cao

Kết quả phân tích XRD và SEM cho thấy, tro trấu có thể là nguồn vật liệu thay thế một phần xi măng, phụ gia khoáng công nghiệp trong sản xuất bê tông UHPC và có triển vọng phát triển mô hình ở quy mô công nghiệp nhằm đạt mục tiêu “kép” về kinh tế kỹ thuật và môi trường.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng