Chuyên đề vật liệu xây dựng

Xử lý bết tắc silo nhà máy xi măng

Silo trong nhà máy xi măng được thiết kế dành riêng cho nhu cầu và môi trường tại thời điểm chúng được xây dựng. Qua thời gian, có thể xuất hiện những thay đổi, bao gồm cả về nhu cầu sản xuất và ưu tiên kinh doanh, khối lượng tiêu thụ nguyên vật liệu, các thành phần xi măng và hàm lượng độ ẩm. Những thay đổi có thể khiến nguyên vật liệu bết dính vào thành tường silo chứa, gây ra dừng hoạt động ngoài kế hoạch. Nhiệt độ thấp và những thay đổi về áp suất khí quyển, đặc biệt là khi silo bị đình trệ hoạt động trong một thời gian dài, cũng có thể đưa đến những thay đổi mạnh về dòng liệu chảy.

Sử dụng vật liệu kính trong thiết kế kiến trúc đạt hiệu quả năng lượng tại Việt Nam

Tối ưu hóa thiết kế gầu nâng

Sử dụng bê tông tính năng cao cho hệ thống đường Vành đai tại TP.HCM

Bê tông tính năng cao (High-performance fiber-reinforced concrete, HPFRC) được đánh giá là một trong những vật liệu tiên tiến trong ngành Xây dựng do có các tính chất cơ học vượt trội và một số tính chất thông minh.

Tính chất kỹ thuật của vữa 3 thành phần chất kết dính: xi măng, tro bay và tro bã mía

Nghiên cứu nhằm khảo sát tính chất của vữa chứa 3 thành phần chất kết dính, bao gồm: xi măng, tro bay và tro bã mía. Theo đó, hỗn hợp đối chứng chỉ sử dụng xi măng, 6 hỗn hợp khác được tạo ra bằng cách thay thế 10%, 15% và 20% khối lượng xi măng. 3 hỗn hợp vữa 3 thành phần chất kết dính được tạo ra bằng cách kết hợp tro bay và tro bã mía để thay thế 20% khối lượng xi măng. Kết quả cho thấy tro bã mía làm giảm tính công tác, khối lượng thể tích và khối lượng riêng và phát triển cường độ vữa muộn. Tro bay có tác động tích cực đến độ dẻo và tính chất cơ lý của vữa. Vữa với 3 thành phần chất kết dính có tính chất tương đương với hỗn hợp đối chứng.

Tổng quan về ứng dụng cốt liệu tái chế và bê tông cốt liệu tái chế trong xây dựng

Sử dụng cốt liệu tái chế từ chất thải phá dỡ công trình xây dựng có thể bảo tồn tài nguyên cốt liệu tự nhiên, giảm nhu cầu chôn lấp và góp phần xây dựng môi trường xây dựng bền vững.

Đánh giá chất lượng silica từ tro trấu sử dụng trong sản xuất bê tông chất lượng siêu cao

Kết quả phân tích XRD và SEM cho thấy, tro trấu có thể là nguồn vật liệu thay thế một phần xi măng, phụ gia khoáng công nghiệp trong sản xuất bê tông UHPC và có triển vọng phát triển mô hình ở quy mô công nghiệp nhằm đạt mục tiêu “kép” về kinh tế kỹ thuật và môi trường.

Khai thác giá trị của nhiệt thừa trong quá trình sản xuất xi măng

Trong bài viết này, các chuyên gia Công ty GEA Bischoff, đã bàn luận về vai trò của các hệ thống thu hồi nhiệt thừa trong việc tận dụng khí thải máy làm nguội clinker để nâng cao hiệu suất năng lượng và giảm bớt chi phí vận hành trong các nhà máy xi măng. Việc tận dụng các nguồn nhiệt thừa cho thấy tiềm năng đáng kể đối với quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra và cuối cùng là đòn bẩy để tối ưu hóa các chi phí vận hành.

Công nghệ và quy trình in bê tông 3D dùng cho xây dựng công trình nhà ở

Với những ưu điểm về tiết kiệm nhân công, thời gian - chi phí thi công và đa dạng kiến trúc, công nghệ in 3D bê tông được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng dân dụng và giao thông, đặc biệt phát triển mạnh từ năm 2015 cho đến nay.

Khả năng kết hợp cát tái chế và thủy tinh phát quang trong vữa xây dựng (P2)

Nghiên cứu này khảo sát tính khả thi của việc kết hợp cát tái chế từ xi măng (cát tái chế) và thuỷ tinh phát quang thay thế cho một phần của hàm lượng cát trong vữa thông thường. Cát tái chế được mô phỏng bằng xi măng đã hoàn toàn thuỷ hoá trong 56 ngày. Thuỷ tinh phát quang được chế tạo bôi bột phát quang với hạt thuỷ tinh. Vữa cát tái chế - thuỷ tinh phát quang (LM) được chế tạo bằng cách thay thế 40% hàm lượng cát bằng thuỷ tinh phát quang và cát tái chế sẽ thay thế lần lượt 10 - 30% hàm lượng cát còn lại.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng