Nội thất

Ưu, nhược điểm của trần thạch cao khung nổi, khung chìm

26/05/2021 - 01:08 CH

Trần thạch cao có hai loại là khung nổi và khung chìm. Vậy sự khác biệt của hai loại trần này là gì? Ưu, nhược điểm của trần thạch cao khung nổi, khung chìm là gì?
1. Trần thạch cao khung nổi

1.1. Định nghĩa trần thạch cao khung nổi

Trần thạch cao khung nổi (trần thả) được thiết kế một phần thanh xương lộ ra ngoài, giúp che các chi tiết kỹ thuật đường dây điện, ống nước dưới mái tôn, mái ngói hay trần bê tông.

1.2. Ưu điểm của trần thạch cao khung nổi
 
Loại trần thạch cao khung nổi được lắp đặt dễ dàng bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao từ trên xuống được cắt ra có kích thước bằng khung định hình.

- Về mặt thẩm mỹ, trần thạch cao khung nổi giúp che lấp các hạng mục kỹ thuật như hệ thống điện, nước, báo cháy, dây cáp… Nếu có sự cố xảy ra, gia chủ chỉ cần tháo tấm thạch cao và dễ dàng sửa chữa.

- Khung trần nổi làm bằng kim loại nhẹ, cứng, có khả năng chống rỉ sét, chịu nhiệt, ẩm tốt.

- Thi công trần thả, trần nổi thường có chi phí rẻ, đáp ứng được phần lớn nhu cầu và kinh tế của người dùng.

1.3. Nhược điểm của trần thạch cao khung nổi

Khó tạo hình, thông thường trần thạch cao khung trần nổi hay còn gọi là trần thả sẽ có thiết kế giống nhau. 

2. Trần thạch cao khung chìm

2.1. Định nghĩa trần thạch cao khung chìm

Thạch cao khung chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Vì thế, sẽ không nhìn thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông nên có nhiều người lầm tưởng trần chìm phẳng là trần bê tông thật. 

2.2. Ưu điểm của trần thạch cao khung chìm
 

Trần thạch cao khung chìm được ứng dụng nhiều trong nhà ở như phòng khách, phòng ngủ...

- Trần thạch cao khung chìm có trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng.
 
- Về mặt thẩm mỹ, trần khung chìm dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo sở thích. Có thể cắt ghép kết hợp với nhiều loại đèn trang trí khác nhau mang đến vẻ đẹp riêng cho mỗi căn phòng.

- Trần thạch cao khung chìm tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng.

- Thêm nữa, trần chìm có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn trần nổi.

2.3. Nhược điểm của trần thạch cao khung chìm

- Trần thạch cao khung chìm dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ.

- Chi phí lắp đặt trần thạch cao chìm khá cao vì thời gian thiết kế thi công đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và tốn nhiều thời gian hơn.

- Quá trình sửa chữa hay kiểm tra bất kỹ chi tiết nào cần phải tháo dỡ toàn bộ trần, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.

3. Nên chọn trần thạch cao khung nổi hay khung chìm?

Nhiều người khi chưa hiểu rõ về trần nổi và trần chìm nên luôn băn khoăn không biết lựa chọn trần nào cho thích hợp với không gian thiết kế của mình. Tuy nhiên, với những gì nêu rõ ở trên, mỗi loại trần tương ứng với những công trình khác nhau. Do đó, lựa chọn trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm phụ thuộc vào công trình bạn xây dựng là nhà ở, chung cư, khách sạn, quán cà phê hay nhà hàng… mà đưa ra quyết định sao cho tốt nhất.

(Nguồn: https://happynest.vn/chuyen-nha/8165/phan-tich-uu-nhuoc-diem-cua-tran-thach-cao-khung-noi-va-khung-chim)
 
VLXD.org

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.