Bê tông

Tình hình ứng dụng Bê tông đầm lăn trên thế giới

21/10/2014 - 05:32 CH

Trên thế giới, trong những năm qua, công nghệ bê tông đầm lăn đã được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng đập trọng lực. Hiện Trung Quốc là quốc gia đang dẫn đầu về số lượng đập Bê tông đầm lăn sau đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây Ban Nha.

Bảng 1. Số lượng đập Bê tông đầm lăn tại một số nước trên


Tên Quốc Gia

Số  đập đã xây dựng

Thể tích Bê tông đầm lăn

(103 m3)

Tỷ lệ theo S.lượng %

Tỷ lệ theo K.lượng%

Châu Á

T.Quốc

57

28.275

20

30.50

Nhật Bản

43

15.465

15.09

16.68

Kyrgystan

1

100

0.35

0.11

Thái Lan

3

5.248

1.05

5.66

Inđonesia

1

528

0.35

0.57

Tổng:

105

49.616

36.8

53.56

Nam Mỹ 

Argentina

1

590

0.35

0.64

Brazil

36

9.440

12.63

10.18

Chile

2

2.170

0.7

2.34

Colombia

2

2.974

0.7

3.21

Mexico

6

840

2.1

0.91

Tổng:

51

16.014

16.48

17.27

Bắc Mỹ 

Canada

2

622

0.7

0.67

Hoa Kì

37

5.081

12.98

5.48

Tổng:

39

5.703

13.68

6.15


Tên Quốc Gia

Số  đập đã xây dựng

Thể tích Bê tông đầm lăn (103 m3)

Tỷ lệ theo S.lượng %

Tỷ lệ theo K.lượng %

Châu Âu  

Pháp

6

234

2.1

0.25

Hy Lạp

3

500

0.7

0.54

Italy

1

262

0.35

0.28

Nga

1

1.200

0.35

1.29

T.B. Nha

22

3.164

7.72

3.41

Tổng:

35

5.384

11.9

5.81

Châu Phi 

Algeria

2

2.760

0.7

2.98

Angola

1

757

0.35

0.82

Eritrea

1

187

0.35

 

Ma Rốc

11

2.044

3.86

2.20

Nam Phi

14

1.214

4.91

1.31

Tổng:

29

6.962

10.17

7.51

Châu Úc 

Australia

9

596

3.15

0.64

Khác

17

7.534

5.96

8.13

Tổng trên TG

285

92.712

 

 


  
Hình 1. Tỷ lệ áp dụng Bê tông đầm lăn theo các hướng khác nhau trên thế giới

Từ khi ra đời cho đến nay, việc xây dựng đập Bê tông đầm lăn đã và đang phát triển theo các hướng chính :

    + Bê tông đầm lăn nghèo chất kết dính (CKD) (hàm lượng CKD < 99kg/m3) do USACE - Mỹ phát triển dựa trên công nghệ thi công đất đắp;
    + Bê tông đầm lăn có lượng CKD trung bình (hàm lượng CKD từ 100 đến 149 kg/m3);
    + Bê tông đầm lăn giàu CKD: (hàm lượng CKD > 150 kg/m3) được phát triển ở Anh. Việc thiết kế thành phần Bê tông đầm lăn được cải tiến từ bê tông thường và việc thi công dựa vào công nghệ thi công đập đất đắp;

Ngoài ra còn một hướng phát triển Bê tông đầm lăn khác đó là hướng phát triển RCD của Nhật bản (Japannese Roller Compacted Dams), chuyển từ đập trọng lực bê tông thường sang sử dụng Bê tông đầm lăn. Theo hướng này, Bê tông đầm lăn có lượng CKD nằm giữa loại Bê tông đầm lăn có lượng CKD trung bình và loại Bê tông đầm lăn có lượng CKD cao.

Sau hơn 30 năm ứng dụng trên thế giới, công nghệ xây dựng đập Bê tông đầm lăn liên tục được cải tiến cả về vật liệu chế tạo và kỹ thuật thi công. Cho tới nay, đập Bê tông đầm lăn được thi công xây dựng ở nhiều nước thế giới , ở nơi có nhiệt độ môi trường từ rất thấp cho đến rất cao và có thể trong cả những vùng thường xuyên có mưa lớn.

Trước đây, đập Bê tông đầm lăn sử dụng Bê tông đầm lăn nghèo CKD được sử dụng tại một số đập có chiều cao dưới 60m ở Mỹ. Ngày nay, các đập Bê tông đầm lăn được xây dựng trên thế giới chủ yếu sử dụng Bê tông đầm lăn có lượng CKD trung bình và giàu CKD như các nước Tây âu, Trung Quốc, Nhật Bản.

Ngoài việc ứng dụng cho đập, Bê tông đầm lăn cũng được ứng dụng trong xây dựng mặt đường và sân bãi. Bê tông đầm lăn cho mặt đường lần đầu tiên được áp dụng ở Canada vào năm 1976 tại Caycuse trên đảo Vancouver với diện tích tổng cộng  36.000m2. Cho tới nay, hàng chục triệu m2 đường và sân bãi được xây dựng bằng công nghệ Bê tông đầm lăn ở các nước Mỹ, Nhật và một số nước khác. Các công trình mặt đường và sân bãi bằng Bê tông đầm lăn đều cho hiệu quả sử dụng tốt và giảm chi phí bảo dưỡng.

Ngoài việc áp dụng cho xây dựng đập, mặt đường và sân bãi, Bê tông đầm lăn còn được áp dụng được cho các dạng kết cấu khác. Năm 1986 cầu treo lớn nhất thế giới Akashi được khởi công xây dựng tại Nhật Bản. Cây cầu này nối liền đảo Honshu và đảo Shikoku với chiều dài nhịp giữa hai tháp chính 1960m. Đây là công trình đã ứng dụng nhiều công nghệ bê tông tiên tiến như bê tông tự lèn, bê tông đổ trong nước và Bê tông đầm lăn. Móng trụ neo cáp của công trình này được thiết kế là bê tông trọng lực khối lớn (hình 4). Để thi công khối móng với khối tích khoảng 200.000m3 trong thời gian ngắn, công nghệ Bê tông đầm lăn đã được lựa chọn áp dụng.

   
Hình 2. Thi công đập Bê tông đầm lăn bằng xe lu rung (Beni-Haroun - Algeri)    


Hình 3. Thi công sân bãi bằng công nghệ Bê tông đầm lăn
   

Hình 4. Cấu tạo trụ neo cáp cầu treo Akashi Kaiyko-Nhật Bản   

Có thể thấy rằng những dạng kết cấu bê tông có hình dáng không phức tạp và không có cốt thép đều có thể thi công bằng công nghệ Bê tông đầm lăn. Khối đổ bê tông càng lớn, áp dụng công nghệ này càng hiệu quả.

VLXD.org (Nguồn: Viện KHCN xây dựng)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.