Với khí hậu nóng, tính công tác của hỗn hợp
bê tông sẽ giảm đi nhanh chóng dẫn đến quá trình thi công trở nên khó khăn hơn. Việc thêm nước vào bê tông tại công trường để cải thiện tình trạng trên mặc dù đã được khuyến cáo là rất nguy hiểm, nhưng phương pháp này vẫn được sử dụng. Nước thêm tại công trường sẽ làm tăng tỷ lệ nước/
xi măng, làm giảm cường độ và độ bền của bê tông.
Để đảm bảo cho mức độ giảm cường độ của bê tông do thời tiết nóng gây nên nằm trong giới hạn cho phép, nhiệt độ của bê tông tươi nên được kiểm soát chặt chẽ. Tại một số dự án ở Việt Nam yêu cầu, nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi nên từ 30 - 32 độ C.
Bên cạnh việc làm giảm cường độ và độ bền của bê tông, nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi cao còn dẫn đến một số ảnh hưởng không tốt:
- Làm quá trình thủy hóa của
xi măng diễn ra nhanh hơn là nguyên nhân làm cho bê tông đóng rắn sớm - dẫn đến tính công tác của bê tông giảm nhanh chóng.
- Bề mặt của bê tông khô rất nhanh đặc biệt dưới tác dụng của gió, ánh nắng mặt trời và độ ẩm tương đối thấp.
- Để tránh sự mất nước, bê tông cần phải được bảo dưỡng hoặc phun ẩm liên tục trên bề mặt. Nếu hiện tượng mất nước xảy ra sẽ làm xuất hiện những vết nứt do co ngót dẻo. Ngoài ra, quá trình trên dẫn đến việc
xi măng không thể thủy hóa triệt để và tiếp tục làm suy giảm cường độ sau cùng của lớp bê tông bên ngoài mà đã sớm bị mất nước, và làm giảm độ bền của
bê tông.
Phương pháp để kiểm soát nhiệt độ ban đầu của bê tông tươiCông thức tính nhiệt độ ban đầu của bê tông tươi (t
bê tông) được thiết lập một cách gần đúng như sau:
Dựa vào công thức tính toán trên ta nhận thấy, việc kiểm soát nhiệt độ của cốt liệu và nước là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm soát nhiệt độ bê tông ban đầu.
Một số phương pháp cụ thể để giảm nhiệt độ bê tông tươi:- Làm mát cốt liệu bằng cách che đây và tưới ẩm cốt liệu
- Sử dụng nước đá trong quá trìn trộn/sử dụng máy làm lạnh nước
- Làm mát hỗn hợp bê tông với nitơ lỏng
Thi công bê tông trong thời tiết nóng đòi hỏi phải có kế hoạch chuẩn bị thật tốt- Quá trình cấp bê tông phải được kết hợp chặt chẽ với quá trình thi công bê tông để giảm thiểu việc khối đổ bị trì hoãn.
- Phải có sự chuẩn bị đầy đủ về trang thiết bị và nhân công để bê tông có thể thi cong và đâm lèn một cách nhanh chóng.
- Nền và ván khuôn phải đảm bảo không hút nước từ bê tông. Ván khuôn nên được làm ẩm trước khi đổ bê tông. Nhưng phải phòng tránh việc khuôn và nền được phun quá nhiều nước gây ra việc đọng nước.
- Nếu các điều kiện để có thể thi công trong thời tiết nóng không thể đáp ứng thì việc thi công nên được hoãn lại đến thời điểm có thời tiết mát mẻ hơn trong ngày. Ví dụ: thi công vào ban đêm.
- Phụ gia kéo dài ninh kết có thể được sử dụng để làm giảm nhược điểm xi măng thủy hóa nhanh, nhưng chúng sẽ kéo dài thời gian ninh kết của bê tông một ít. Khi sử dụng phụ gia kéo dài ninh kết cũng đòi hỏi thời gian bảo dưỡng bê tông cần được kéo dài vì chúng làm tăng rủi ro về sự xuất hiện vết nứt do co ngót dẻo.
Thi công và đầm lènThời gian chờ ngắn nhất, sự sắp đặt triển khai các công tác thi công nhanh nhất là nguyên tắc chủ yếu của việc thi công đầm lèn bê tông tươi.
- Nhân viên nhà thầu nên được làm quen với những kiến thức và những yêu cầu của việc thi công bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao.
- Nếu trong quá trình đang thi công bắt buộc phải dừng lại, tất cả bê tông trên xe bồn và thiết bị phân phối phải được bảo vệ trước ảnh hưởng của gió và mặt trời. Buồng trộn có thể được tưới nước làm mát ở bề mặt bên ngoài.
- Việc thêm nước vào bê tông tại công trường phải được nghiêm cấm và quá trình tuân thủ nguyên tắc này phải được kiểm tra.
VLXD.org (TH)