Vật liệu và Kiến trúc

Lựa chọn vật liệu chống nóng cho ngôi nhà của bạn

01/03/2014 - 03:38 CH

Những năm gần đây, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, đặc biệt là vào mùa hè, nắng nóng có phần gay gắt hơn. Đỉnh điểm có thời điểm, nhiệt độ ngoài trời ở một vài nơi đạt hơn 40 độ C, đặc biệt là tại các đô thị. Nhằm hạ nhiệt cho ngôi nhà của mình nhiều gia đình đã lựa chọn giải pháp sử dụng các loại vật liệu chống nóng. Nhưng chọn loại vật liệu nào là điều không đơn giản.
Không chỉ bây giờ mà vài năm trở lại đây, VLCN đã được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm. Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm chống nóng, tuỳ theo từng vị trí trong nhà sẽ có các sản phẩm thích ứng, mái nhà là vị trí tiếp xúc nhiều với mặt trời và hấp thụ nhiều nhiệt nên có nhiều loại hơn. Nhiều chủng loại VLCN đã được tung ra thị trường như tôn cách nhiệt, tấm lợp, tôn nhựa thủy tinh, ngói, sơn… tuy nhiên thông dụng nhất hiện nay vẫn là tôn và ngói.

Tôn chống nóng

Với những đặc điểm nhẹ, dễ thi công, lắp đặt, bền và tính thẩm mỹ cao, giá cả hợp lý nên tôn chống nóng đã chiếm thị phần lớn trên thị trường. Tuy nhiên, nhưng nhược điểm lớn nhất của loại vật liệu chống nóng này là sự hấp thụ nhiệt cao. Khắc phục nhược điểm đó, các nhà sản xuất đã phủ một lớp PU (Polyurethane) cách nhiệt dày 16 mm bên dưới tấm tôn 5 sóng, cao 30 mm để cách nhiệt và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tôn chống nóng sẽ tiết giảm được điện năng tiêu thụ so với sử dụng tôn thông thường. Ngoài ra, tôn chống nóng còn có khả năng cách âm, ngăn được tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt là khả năng chống cháy.


Tôn chống nóng có khả năng cách âm, ngăn được tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài, đặc biệt là khả năng chống cháy.
 
Không bền như tôn phủ PU, nhưng tấm lợp Onduline, tôn nhựa sợi thủy tinh, tấm PolyCarbonate cũng là những sự lựa chọn phổ biến của người tiêu dùng.

Tấm lợp sinh thái Onduline được chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum được xử lý bằng nhiệt độ và áp suất cao nên tính năng cách âm, cách nhiệt tốt. Khác với tôn phủ PU tấm lợp Onduline trọng lượng nhẹ, bền, không rêu mốc, gỉ sét.


Tôn nhựa sợi thủy tinh có khả năng cách âm, cách nhiệt đồng thời tăng cường anhsáng cho ngôi nhà của bạn

Loại tôn nhựa sợi thủy tinh có giá thành cao hơn so với những loại kia và được gia cố thêm những sợi thủy tinh bền chắc nên chậm lão hoá, bền với thời tiết, cách điện khi trời giông sét, không giữ ẩm ướt, không gỉ sét… Ngoài khả năng cách âm, cách nhiệt vừa tạo môi trường trong lành vừa làm sáng sủa ngôi nhà, tôn nhựa sợi thủy tinh còn có trọng lượng nhẹ, nên dễ dàng trong vận chuyển và thi công.  

Tấm lót chống nóng
    
Thị trường các tấm cách nhiệt lót dưới mái khá đa dạng và nhiều chủng loại nhất trong vật liệu chống nóng. Các loại tấm dùng để cách nhiệt cũng phong phú như tấm phủ có túi khí, tấm xốp PE-OPP, tấm mốp, nhựa...

Tấm cách nhiệt túi khí được cấu tạo bởi lớp màng nhôm phản xạ chống nóng phủ lên tấm nhựa tổng hợp chứa các túi khí theo dạng tổ ong cách nhiệt. Túi khí cách nhiệt được cấu tạo bởi lớp nhôm nguyên chất phủ lên tấm nhựa tổng hợp chứa các túi khí. Lớp nhôm phản xạ lại lượng nhiệt nóng trên mái, lớp túi khí có khả năng ngăn nhiệt độ còn lại. Dạng tấm cách nhiệt túi khí này hiện nay được sử dụng nhiều cho các công trình do hiệu quả chống nóng cao, có độ bền.


Tấm lợp cách nhiệt PE- OPP có khả năng tản nhiệt nhanh

Tấm xốp PE-OPP được cấu tạo bởi lớp PE dán màng OPP đã qua xử lý oxy hoá, có chức năng cách nhiệt, cách âm chống ẩm dùng để lót dưới bề mặt tôn, bề mặt tường nhà, ngăn toả nhiệt từ tường nhà. Tuy nhiên, nhiều người bán vật liệu khuyên không nên mua loại nhựa này, bởi tuy giá thành rẻ nhưng tác dụng cách nhiệt và cách âm không cao và không bền.

Tấm Polynum cách nhiệt trải áp dưới dạng mái nhà như ngói, tôn. Được cấu tạo từ nhựa, chứa các túi khí nhỏ, trên bề mặt phủ một hay hai lớp nhôm mỏng nguyên chất để cách nhiệt bức xạ.

Các loại xốp chống nóng, ốp trần nhựa cũng được sử dụng vì giá thành rẻ nhưng có nhược điểm khả năng chống cháy kém và bị biến dạng nhanh dưới tác động của nhiệt độ cao. Đây là loại vật liệu phù hợp với số đông vì phù hợp túi tiền, thời gian thi công nhanh. Nhược điểm không thể khắc phục của loại vật liệu này đó là khả năng chống cháy kém và bị biến dạng nhanh dưới tác động của nhiệt độ cao.

Một sản phẩm nữa tuy khá đắt tiền, thường được sử dụng chủ yếu ở các nhà hàng, quán ăn hay trong những căn hộ cao cấp là màng nước chống nóng. Được cấu tạo bởi hai tấm kính dày, đặt dựng đứng song song, phía trên có một máng nước nhỏ đựng nước, phía dưới chân kính có một bể ngầm hay nổi chứa nước, được một máy bơm nhỏ đưa nước từ phía dưới bể lên máng và chảy liên hoàn sẽ đem lại cảm giác không gian mát mẻ.

Gạch chống nóng

Được sử dụng cho những ngôi nhà có kết cấu mái bằng. Để chống nóng cho mái nhà, có thể sử dụng các sản phẩm gạch chống nóng lát trên nhà có mái như: gạch tám lỗ, gạch chữ U, gạch bọng chống nóng, gạch hourdis tấm polynum, tôn mạ kẽm cán lớp PU, xốp chống nóng, tấm túi khí cách nhiệt… Các sản phẩm này được dùng lát trực tiếp trên mặt bêtông và bên trên có thể láng vữa, lát gạch tàu, gạch men. Gạch được cấu tạo lỗ rỗng ở giữa có tác dụng tạo khoảng cách tiếp xúc nhiệt và khoảng trống để gió thổi qua làm tản nhiệt…

Tấm thạch cao



Thạch cao có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt


Hiện nay, thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất bởi sự đa dạng, đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật như chống nóng, chống ẩm, cách âm và tiêu âm. Thạch cao có thể được sử dụng làm tường, làm trần và vách. Ngoài ra, thạch cao là vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt ... Vì vậy, việc phân loại và sử dụng đúng cách cho từng mục đích sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngôi nhà của bạn.
 
Đặc tính ưu việt của thạch cao: Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tốt, dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, cho nên tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn. Hơn nữa,  bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại tường bê-tông nên nó tạo cho ngôi nhà sự sang trọng và đẹp mắt. Đồng thời, khi hoàn tất trang trí, bạn có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các loại trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí. Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt, thời gian sử dụng lâu bền, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch cao cho các công trình xây dựng. Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các trần nhà và tường có độ cong vênh.
 
Tóm lại, điểm mạnh của các nhà sản xuất các vật liệu chống nóng là cung cấp giải pháp bởi vậy, tuỳ theo tính năng sử dụng và khả năng tài chính, với sự đa dạng về chúng loại và giá cả, gia chủ đã có nhiều lựa chọn phù hợp để chống nóng cho ngôi nhà của mình.

vlxd.org *

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.