Vật liệu và Kiến trúc

Giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong thiết kế kiến trúc

07/10/2016 - 03:08 CH

Để có được một công trình hiệu quả về năng lượng sử dụng, các giải pháp phải được định hướng bởi người tiêu dùng và mang tính khả thi. Đề cập tới các vấn đề về lý luận, thực tiễn và giải pháp trong thiết kế kiến trúc, bài viết này sẽ chia sẻ một số quan điểm về thiết kế tiết kiệm năng lượng ở những giai đoạn đầu của thiết kế thông qua một số công trình tiêu biểu của Công ty Kiến trúc quy hoạch công trình RSP Việt Nam đang thực hiện.  
Xu hướng toàn cầu hiện nay là hướng tới những công trình kiến trúc sử dụng hiệu quả năng lượng trong thiết kế. Các KTS luôn nghĩ giải pháp để phát huy lợi thế của môi trường tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Có năm tiêu chí để đánh giá/tạo ra một công trình xanh: Hiệu quả sử dụng năng lượng, nguồn nước, bảo vệ môi trường, chất lượng môi trường trong nhà và những tính năng khác cho công trình xanh.

Một số bố cục giúp giảm nhiệt độ trong nhà

Ví dụ như, bố cục tổng mặt bằng công trình sao cho tối ưu hóa hướng Bắc – Nam và giảm nhiệt mặt trời chiếu trực tiếp vào từ phía Tây công trình. Định hướng các luồng gió chủ đạo thông qua trục lưu thông trung tâm, tối ưu hóa thông thoáng tự nhiên và tạo ra môi trường tối ưu cho người sử dụng. Ngoài ra, vị trí các không gian phục vụ và công cộng như vệ sinh, thang bộ, phòng kỹ thuật điện nước được đặt dọc theo hướng Tây của công trình sẽ như một vùng điện nhiệt cho tòa nhà.

Ở Việt Nam, hai hướng gió chủ đạo là Nam đến Đông Nam trong mùa hè và Bắc đến Đông Bắc trong mùa đông. Do đó, công trình được thiết kế sao cho hướng cửa sổ mở ra hướng Nam hay Đông Nam để đón lấy gió tốt và tạo ra môi trường vi khí hậu trong nhà. Không thực sự cần thiết phải mở cửa sổ vuông góc với hướng gió tốt này. Một góc xiên được coi là chấp nhận được.

Để giảm bớt ánh sáng nhân tạo và giảm tiêu thụ năng lượng, hiệu ứng phản xạ ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong nhà. Tương tự như vậy, những khoảng không gian thông tầng được tạo nên bên trong các khu thương mại để mang ánh sáng tự nhiên vào không gian nội thất.
 

Căn nhà hoàn toàn không cần điện chiếu sáng vào ban ngày.

Mái che

Mái che không chỉ tạo ra bóng râm mát mà còn là nơi cư trú ẩn cho “Những khu vực hoạt động tinh thần” như các khu vực thể thao ngoài trời.

Là nơi kết nối các khối nhà với nhau, mái che/mái hiên được làm từ những vật liệu đơn giản, sẵn có như tấm hợp kim nhôm hay vật liệu ETFE là loại vật liệu mái che thông minh và cho phép 50% ánh sáng tự nhiên xuyên qua đồng thời giảm độ chói mặt trời. Lớp đệm giữa hai tấm ETFE có tác dụng cách nhiệt rất tốt.

Hành lang

Hành lang sâu để giảm nhiệt từ mặt trời và thông gió tự nhiên để đem lại sự thoải mái cho người sử dụng.

Bố trí mặt bằng công trình sao cho tối ưu hóa gió tốt và thông thoáng tự nhiên.

Vật liệu

Nâng cao hiệu suất xây dựng: Cấu kiện kết cấu được xây dựng bằng vật liệu bê tông đúc sẵn 88% . Loại vật liệu này không những kéo dài tuổi thọ công trình giảm giá thành xây dựng mà còn nâng cao chất lượng xây dựng, như: giảm bớt công tác ướt trong xây thô, lắp ráp ván khuôn, sản xuất mô đun các cấu kiện, cắt giảm thời gian quản lý giám sát tại công trường. Thêm vào đó, tất cả các cấu kiện đúc sẵn như tường, dầm, sàn đều được làm từ bê tông xanh với tỷ lệ pha trộn 10% các vật liệu có khả năng tái chế và 10% xỉ đồng;

Ống gió vải được làm bằng vật liệu nhẹ vì thế nó dễ dàng liên kết. Vì được sản xuất tại nhà máy nên không cần chế tạo tại công trường và không cần công tác phát sinh như lắp đặt hệ thống cách nhiệt hay sơn;

Mỗi phần của ngôi nhà, như vật liệu mái, vật liệu xây dựng, tủ, quầy và cách nhiệt cho sàn…thì nên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Sử dụng các sản phẩm như gỗ xẻ được tái sinh, nhựa tái chế, thủy tinh tái chế hay các sản phẩm tự nhiên như tre, nứa, đá granite và lớp vải được làm từ những vật liệu tái sinh tự nhiên:

Đài phun nước và cây xanh/vườn

- Những bức tường công trình phủ xanh với thảm cây leo đứng không những mang giá trị thẩm mỹ mà còn giảm hiệu ứng nhiệt cho khu đô thị;

- Những mảng tường xanh được bố trí ở phía Tây công trình đem lại bóng mát tự nhiên và cải thiện môi trường sống trong nhà;

- Hiệu quả của cảnh quan: Bóng mát của cây cối bảo vệ cho ngôi nhà khỏi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào suốt mùa hè và đưa những tia nắng tiếp cận đến công trình qua cửa sổ trong suốt mùa đông. Cây cối ở phía Nam và phía Tây công trình có thể giữ cho ngôi nhà mát hơn khi chúng chắn nắng trực tiếp vào ngôi nhà. Trong suốt mùa đông, khi những lá cây rụng đi, chúng sẽ đưa những tia nắng ấm áp đến ngôi nhà (nó chỉ có ở khu vực mà có thời tiết mùa đông).

- Một loạt các khu vườn đan xen cùng hệ thống đài phun nước và mảng cây leo đứng giúp cho thiên nhiên đan xen/xâm nhập vào từng khu vực công trình.

Theo TC Kiến trúc
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.