Vật liệu và Không gian sống

Kinh nghiệm chống thấm cho từng vị trí trong nhà

13/12/2022 - 01:21 SA

Mỗi vị trí trong ngôi nhà lại cần áp dụng phương pháp chống thấm đặc thù để đạt hiệu quả tối ưu. Bởi vậy, việc nắm được kinh nghiệm chống thấm nhà ở cho từng vị trí sẽ giúp ngôi nhà luôn duy trì độ bền đẹp, chất lượng.
>> 4 cách chống thấm sân thượng hiệu quả
>> Giải pháp chống thấm ngược từ sàn lên tường
>> Vữa chống thấm: bảo vệ và tăng khả năng chống mài mòn cho bê tông

Dưới đây là những vị trí thường gặp tình trạng thấm dột và cách xử lý trong từng trường hợp:

1. Chống thấm sân thượng
 

Sân thượng là khu vực lý tưởng để bố trí các không gian ngoài trời như góc thư giãn, vườn cây, vườn rau… Phần lớn sân thượng thiết kế mở nên dễ có nguy cơ ứ đọng nước mưa, nước từ vòi hay nước tưới cây rồi thấm xuống tầng dưới gây hiện tượng bong tróc, nấm mốc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của gia đình.

Nếu sân thượng xuất hiện tình trạng thấm dột, các gia chủ có thể áp dụng 4 phương pháp chống thấm sân thượng sau đây:

- Chống thấm sân thượng bằng xi măng

- Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

- Chống thấm sân thượng bằng cách lát gạch

- Chống thấm sân thượng bằng cách sử dụng tấm lợp polycarbonate

Chi tiết bài viết về phương pháp chống thấm xem tại đây: 4 cách chống thấm sân thượng hiệu quả gia chủ nên áp dụng

Ngoài ra, thiết kế vườn trên mái hiện đang là xu hướng mới được nhiều gia chủ ứng dụng cho nhà ống, nhà phố. Tuy mang giá trị thẩm mỹ cao nhưng vấn đề chống thấm sàn mái/sân thượng vẫn cần được gia chủ lưu tâm để không ảnh hưởng đến các khu vực trong nhà.

Nếu gia chủ muốn tự làm một vườn rau trên mái nhưng còn băn khoăn về vấn đề làm vườn như thế nào, chống thấm cho sân thượng ra sao thì có thể tham khảo những kinh nghiệm chống thấm của KTS.
        
2. Chống thấm nhà vệ sinh
 

Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, bởi vậy việc chống thấm tại khu vực này rất cần thiết. Nếu bị thấm nước lâu ngày, phòng vệ sinh sẽ xuất hiện các mảng tường bị ố vàng, mốc bẩn, hay gặp hiện tượng nước chảy thành giọt từ trên trần nhà xuống. Mức độ nặng hơn có thể làm tường nhà, trần nhà bị yếu đi, mục rữa và xập xệ.

Những nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh chủ yếu đến từ:

- Thiết bị vệ sinh bị hư hỏng làm rò rỉ nước.

- Hệ thống ống cấp nước, thoát nước bị hở.

- Thi công đổ bê tông sàn sai kỹ thuật khiến nước dễ dàng thấm qua.

- Hệ thống cấp nước, thoát nước, thiết bị vệ sinh xuống cấp sau thời gian sử dụng.

Khi phòng vệ sinh gặp tình trạng thấm nước, gia chủ cần thực hiện quy trình chống thấm theo từng bước.

3. Chống thấm tường nhà
 

Chống thấm tường nhà là hạng mục cần được tiến hành đầu tiên và cẩn thận lựa chọn phương pháp, quy trình thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Các khu vực tường nhà cần ưu tiên chống thấm bao gồm:

3.1. Chống thấm cho tường nhà liền kề

Mật độ đô thị dày đặc dẫn đến các công trình nhà ở xây sát nhau, cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên tường nhà liền kề/giáp ranh dễ có nguy cơ thấm dột.

Nếu không áp dụng các biện pháp chống thấm cho tường nhà liền kề, gia chủ có thể phải đối diện với những rắc rối sau đây:

- Tường nhà bị ẩm mốc, nứt nẻ, bong tróc, rong rêu, làm mất đi tính thẩm mỹ và giá trị của ngôi nhà.

- Tường nhà ẩm ướt khiến vật dụng, đồ đạc treo tường hoặc kê sát tường bị ảnh hưởng. Đồ gỗ sẽ dễ bị mối mọt, đồ điện tử sẽ dễ bị hư hỏng.

- Kết cấu tường bị xuống cấp, làm giảm tuổi thọ của ngôi nhà.

- Hiện tượng ẩm mốc lâu ngày sẽ sinh ra các loại vi khuẩn khiến bầu không khí ẩm ướt, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình.

- Nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ do ổ điện hay các thiết bị điện âm tường bị ngấm nước.

Để tránh những hệ lụy như trên, gia chủ cần quan tâm đến khâu chống thấm cho tường nhà liền kề. Tốt nhất là nên thực hiện chống thấm ngay khi đang xây dựng nhà. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp chống thấm cho nhà đã hoàn thiện dù công đoạn thi công có thể gặp nhiều khó khăn.
        
3.2. Chống thấm cho chân tường

Chân tường cũng là vị trí thường gặp hiện tượng thấm nước, nấm mốc, đặc biệt là các khu vực thấp, hay ẩm ướt như tầng hầm, nhà tắm, nhà bếp,... Ngoài ra, những ngôi nhà xây gần ao hồ, sông suối, mạch nước ngầm cũng dễ bị nước, hơi ẩm từ đất nền theo mạch vữa lan dần lên cao gây thấm chân tường.
 

Tình trạng thấm dột ở chân tường có thể đến từ việc không dùng đủ vữa, xi măng trong quá trình xây dựng phần móng, phần chân tường. Từ đó tạo ra lỗ rỗng giữa các viên gạch, khiến nước thấm nhanh và sâu vào chân tường.

Bên cạnh đó, bản chất của hồ dầu, vữa xi măng là hấp thụ nước. Trong điều kiện nồm ẩm, hơi nước nhiều, kết cấu này sẽ hút và đưa một phần nước theo mạch lan lên phần tường trên, phần còn lại được giữ ở chân tường và gây ra hiện tượng thấm nước, nấm mốc.

Để tránh tình trạng này, tốt nhất gia chủ nên tiến hành chống thấm ngay từ khi xây dựng nhà. Nếu chân tường vẫn có hiện tượng thấm dột, gia chủ có thể tham khảo các giải pháp chống thấm cho chân tường.

4. Chống thấm cho trần nhà
 

Hầu hết các công trình nhà tầng, nhà cấp 4 hay căn hộ chung cư đều có thể đối mặt với tình trạng thấm dột trần nhà sau một thời gian sử dụng.

Tình trạng trần nhà bị thấm dột có thể do một trong những nguyên nhân sau đây:

* Đối với nhà tầng, nhà cấp 4, nhà phố:

- Nhiệt độ thay đổi: Sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ gây ra các vết nứt nghiêm trọng cho sàn mái bê tông. Những vết rạn nứt vào mùa mưa sẽ làm rò rỉ nước chảy xuống trần nhà, làm trần nhà bị thấm nước.

- Lỗi thi công/sử dụng vật liệu kém chất lượng: Trong quá trình hoàn thiện, đội ngũ thi công không đảm bảo đúng về kỹ thuật, phương pháp và vật liệu gây hiện tượng thấm dột. Hay nền nhà không được dầm nén chặt nên khi công trình hoàn thiện vẫn bị chịu tác động sụt lún khiến cho trần nhà bị nứt và thấm dột. Hoặc công trình đã bỏ qua khâu chống thấm trần hoặc chống thấm không hiệu quả, không đúng tiêu chuẩn.

* Đối với các căn hộ chung cư: Tình trạng dột thấm có thể đến từ sàn nhà ở tầng trên. Đây cũng là một phần lỗi của thi công không đảm bảo nên sau một thời gian sử dụng, căn hộ xảy ra tình trạng dột thấm ở nhà vệ sinh hoặc sân thượng. Căn hộ trên bị thấm sẽ dẫn đến căn hộ tầng dưới cũng bị ảnh hưởng ẩm tường, mốc, bong tróc sơn.

Để khắc phục tình trạng thấm dột ở trần nhà, gia chủ có thể tham khảo các biện pháp chống thấm hiệu quả.

VLXD.org (TH/ Happynest)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.