Sản xuất xanh

Vật liệu xây dựng được sản xuất từ nilon, rác nhựa thải

01/06/2023 - 05:29 CH

Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 vừa giới thiệu ngói lợp cao su, gạch cao su tái chế, tấm ván nhựa tái chế, tranh 3D, thùng rác nhựa tái chế từ rác thải nhựa và nilon.
>> Những loại vật liệu xây dựng nào có thể tái chế để xây nhà?
>> Xu hướng sử dụng nhựa tái chế để xây dựng nhà ở
>> Đường làm từ nhựa tái chế

Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (Công ty Thanh Tùng 2), đóng tại Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân (Đồng Nai) là 1/300 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày sản phẩm tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Đà Nẵng 2023với chủ đề “Xây dựng - Vật liệu xây dựng - Bất động sản và Trang trí nội ngoại thất” do Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức.
 

Theo đó sản phẩm của Công ty Thanh Tùng 2 trưng bày tại triển lãm là ngói lợp cao su, gạch cao su tái chế, tấm ván nhựa tái chế, tranh 3D, thùng rác nhựa tái chế... Đáng nói đây là những sản phẩm được doanh nghiệp tạo ra bằng công nghệ tái chế từ rác thải nhựa và nilon.

Ông Huỳnh Phước Lộc, Giám đốc Điều hành Công ty Thanh Tùng 2 cho biết doanh nghiệp đưa sản phẩm nói trên trưng bày tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Đà Nẵng 2023 với đưa ra thị trường một sản phẩm mới mà không phải sản xuất từ nguyên liệu nhập về hay nguyên liệu khác sản xuất ra mà chính là từ rác thải nhựa tái chế để góp phần bảo vệ môi trường”.

Từ cuối năm 2021, Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 đã tái chế thành công và xuất khẩu sản phẩm hàng tấm ván ép tái chế từ rác thải nhựa công nghiệp sang Scotland. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên cả nước ứng dụng tái chế thành công và đưa ra được sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo kết quả kiểm nghiệm chất lượng của Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Trung tâm nghiên cứu vật liệu Polymer, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, sản phẩm tái chế tấm ván ép nhựa của doanh nghiệp Thanh Tùng 2 đều đạt chất lượng về độ bền, an toàn với sức khỏe người sử dụng và môi trường.

Không dừng lại ở đó, từ tấm ván ép tái doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm khác để phục vụ thị trường trong nước như bàn, ghế, tủ; nhà lắp ghép từ tấm ván ép nhựa tái chế để phục vụ trong gia đình, khu du lịch…

 Những sản phẩm này bên cạnh bán ra thị trường với giá thành thấp hơn các loại thông thường nhưng chất lượng vẫn tương đương thi công ty dành một số lượng lớn tặng cho những trường học, những họ khó khắn vùng sâu vùng xa phục vụ học tập và đồ dùng trong cuộc sống.

Tiếp bước của thành công tấm ván ép từ tái chế rác thải nhựa, giữa năm 2022, Công ty Thanh Tùng 2 tiếp tục cho ra mắt sản phẩm tranh 3D tái chế từ rác thải nhựa là một bước tiến mới trong tái chế rác thải tại Đồng Nai. Các sản phẩm tranh tái chế 3D của công ty đã được kiểm tra thông số kỹ thuật an toàn của Trung tâm Polymer Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh.

Mỗi bức tranh được tạo ra từ 10kg rác thải nhựa. Theo đó, các loại rác thải nhựa được làm sạch, cho vào máy nghiền nhỏ. Sau đó, nhựa thải được đưa vào máy ép nóng tạo thành tấm ván nhựa, đưa qua máy ép lạnh để sản phẩm chắc, bền.

Cũng theo ông Hùng thì, lợi ích khác mà tái chế nhựa in 3D là nhựa dẻo có thể chuyển thành các sợi filament một cách dễ dàng mà không cần nhiệt độ cao. Mỗi tháng công ty sản xuất hàng trăm sản phẩm tranh các loại theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng, trong đó nhiều nhất là tranh truyền thống, tĩnh vật, tranh dân gian, phong cảnh…

Mới đây doanh nghiệp này tiếp tục dùng công nghệ tái chế từ rác thải nhựa cho ra tạo ra các sản phẩm mới như ngói nhựa (1,2m x 0,9m) ngói lợp cao su, gạch cao su, thay thế được các loại sản phẩm ngói truyền thống khi chịu được nắng, mưa khí hậu khắc nghiệt. .

Theo ông Hùng thì việc tận dụng rác thải nhựa để sáng tạo nghệ thuật đã có nhiều dự án, nhưng tái chế nhựa thành tranh quy mô công nghiệp với số lượng trung bình 120 tấn rác thải nhựa được tái chế/1 tháng như tại công ty Thanh Tùng 2 thì trên cả nước gần như chưa có doanh nghiệp nào làm.

Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, doanh nghiệp mở 3 cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm của công ty tại thành phố Biên Hòa, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình đồng thời sẽ tiếp tục mở mở cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm nói trên tại tỉnh Hà Tĩnh; Đắk Lắk với mong muốn người dân giảm sử dụng đồ gỗ để bảo vệ tài nguyên rừng.

Để làm được những thành công trên, ngoài đầu tư cho nhà máy khoảng 200 tỷ đồng thực hiện tái chế chất thải, Công ty Thanh Tùng 2 đã được chuyển giao quy trình, công nghệ từ Công ty Reform Plastic, một doanh nghiệp chuyên thực hiện tái chế chất thải đến từ Đức. Ông Jan Zellmann, Phó Giám đốc, nhà đồng sáng lập Công ty Reform Plastic cho biết, doanh nghiệp hướng đến tác động tích cực đối với môi trường thông qua phát triển và cung cấp công nghệ, quy trình tái chế rác thải nhựa không có giá trị hoặc có giá trị thấp cho các đơn vị khai thác chất thải tại Việt Nam: “Cùng với chuyển giao quy trình, công nghệ xử lý rác thải nhựa cho Công ty Thanh Tùng 2 ở Đồng Nai, chúng tôi đang phối hợp xử lý rác thải nhựa tiêu dùng ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tái chế rác thải nhựa công nghiệp để tiến tới thay thế xử lý rác bằng cách đốt hoặc thải ra bãi chôn lấp và tạo ra lợi nhuận”, ông Jan Zellmann cho biết.

Nguồn: https://cand.com.vn/doanh-nghiep/bien-nilon-rac-thai-nhua-thanh-vat-lieu-xay-dung-i95503/

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.