Kinh doanh - Đầu tư

Thị trường năng lượng Thế giới tồn tại nhiều bất ổn

13/04/2022 - 05:10 CH

3 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Thế giới chịu tác động không nhỏ từ việc giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao.

Bất ổn giá nhiên liệu

Trước tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, nền kinh tế Thế giới đang trên đà phục hồi đã đẩy nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu trong năm 2022 tăng cao, đồng thời chiến sự giữa Nga và Ukraine đã tác động lớn đến kinh tế Thế giới làm cho giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm. 

Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố mở chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine được coi là diễn biến có thể khởi đầu cho một tình hình nghiêm trọng hơn tại khu vực châu Âu và tác động mạnh tới thị trường năng lượng toàn cầu. 

Giá của nhiều mặt hàng nhiên liệu lại “nhảy múa” với nhịp điệu hết sức khó lường. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng, trong khi giá khí đốt tự nhiên tại thị trương châu Âu cũng tăng tới 62%. Giá năng lượng tăng cao được cho là sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thế giới, làm giảm hiệu quả của những gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế mà các quốc gia đang thực hiện trong năm nay.

Nga hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ hai Thế giới và chủ yếu bán dầu thô cho các công ty lọc dầu châu Âu. Sau khi tăng hơn 50% trong năm 2021, mặc dù được dự đoán sẽ tiếp tục đi lên trong năm 2022, nhưng giá dầu Thế giới vẫn khiến các nhà đầu tư đi hết từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác khi liên tục xác lập “đỉnh” mới. 

Giá than tăng kỷ lục

Cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ than của nền kinh tế Thế giới tăng dần, đặc biệt từ tháng 3/2022, căng thẳng Nga - Ukraine bùng phát dẫn đến nguồn cung than không đủ đáp ứng nhu cầu, giá than liên tục tăng đạt các mốc kỷ lục và đến thời điểm hiện nay giá Thế giới đã tăng gấp từ 2,5 - 3 lần giá trong nước.

Giá than nhập khẩu vẫn giữ ở mức cao, do chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường năng lượng Thế giới. Giá than trong nước lại đang thấp hơn so với Thế giới, song có thể tiếp tục điều chỉnh trong năm nay, do chi phí sản xuất khai thác than hầm lò cao hơn.

Hiện nay, đa số các quốc gia vẫn đang chật vật phục hồi từ cú sốc đại dịch. Do vậy, dư chấn từ cuộc khủng hoảng Ukraine có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm những “vết thương kinh tế” do đại dịch Covid-19 gây ra.

VLXD.org

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.