NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Tận dụng khí CO2 để sản xuất nhựa sinh học

25/03/2016 - 03:23 CH

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Standford, Mỹ đã công bố một hướng đi mới hứa hẹn sẽ giúp sản xuất nguyên liệu sinh học quy mô lớn từ khí CO2, có thể sử dụng để tổng hợp polyme tái tạo, thay thế những loại polyme được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch như polyethylene terephthalate (PET) hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo, thường dùng để tổng hợp xơ sợi nhân tạo.
Ước tính có khoảng 50 triệu tấn nhựa PET được sản xuất mỗi năm. Loại nguyên liệu này được tìm thấy trong tất cả mọi sản phẩm công nghiệp từ bao bì thực phẩm tới cell pin năng lượng mặt trời và quần áo.

Hiện nhóm nghiên cứu đang tập trung sản xuất loại polyme tương tự có tên polyethylene furandicarboxylate (PEF). PEF được khẳng định có tính chất vật lý vượt trội hơn so với polyethylene terephthalate (PET).


CO2 được tạo ra thông qua quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, chất thải rắn, gỗ và nhiều hoạt động công nghiệp khác.

Theo các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học ước tính việc sản xuất nhựa PEF sử dụng đường fructose tự nhiên chỉ phát thải lượng CO2 bằng 1/2 so với quá trình sản xuất nhựa PET. Tuy nhiên để xây dựng quy trình sản xuất nhựa PEF quy mô lớn, chúng ta cần có nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ và dồi dào. Sinh khối Lignocellulose từ thực vật là lựa chọn tối ưu cho vấn đề này.

Theo Arstechnica, PEF được tổng hợp bằng cách trùng hợp một chất hóa học có tên FDCA (axit furan-2,5-dicarboxylic). Có hai phương pháp chính để sản xuất loại vật liệu này nhưng cả hai đều có những hạn chế nhất định. Đó là công nghệ lạc hậu và tiêu tốn nhiều năng lượng.

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra một hướng đi khác bằng cách tạo ra một dạng chất FDCA có nguồn gốc từ lignocellulose để chế tạo nhựa PEF.

Nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã mở ra một hướng đi "tận dụng" CO2 hoàn toàn mới. Giờ đây, con người có thể tạo ra các liên kết C-C mà không cần tới chất xúc tác sinh học. Nếu được ứng dụng trên quy mô lớn, CO2 có thể trở thành một nguồn nguyên liệu giá rẻ vô cùng tuyệt vời, dồi dào và dễ kiếm.

VLXD.org (TH)
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.