Chuyên đề vật liệu xây dựng

Tính chất kỹ thuật của vữa 3 thành phần chất kết dính: xi măng, tro bay và tro bã mía

Nghiên cứu nhằm khảo sát tính chất của vữa chứa 3 thành phần chất kết dính, bao gồm: xi măng, tro bay và tro bã mía. Theo đó, hỗn hợp đối chứng chỉ sử dụng xi măng, 6 hỗn hợp khác được tạo ra bằng cách thay thế 10%, 15% và 20% khối lượng xi măng. 3 hỗn hợp vữa 3 thành phần chất kết dính được tạo ra bằng cách kết hợp tro bay và tro bã mía để thay thế 20% khối lượng xi măng. Kết quả cho thấy tro bã mía làm giảm tính công tác, khối lượng thể tích và khối lượng riêng và phát triển cường độ vữa muộn. Tro bay có tác động tích cực đến độ dẻo và tính chất cơ lý của vữa. Vữa với 3 thành phần chất kết dính có tính chất tương đương với hỗn hợp đối chứng.

Tổng quan về ứng dụng cốt liệu tái chế và bê tông cốt liệu tái chế trong xây dựng

Đánh giá chất lượng silica từ tro trấu sử dụng trong sản xuất bê tông chất lượng siêu cao

Một số tính chất của bê tông dùng xi măng siêu sunfat

Bê tông dùng xi măng siêu sunfat được nghiên cứu và ứng dụng trong thời gian gần đây do nhiều đặc tính tốt của xi măng siêu sunfat như giảm lượng phát thải CO2, giảm khai thác tài nguyên, khoáng sản, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch so với xi măng thông thường, tận dụng tốt phế phẩm của ngành Thép. Với nhiều đặc tính tốt và thân thiện với môi  trường như vậy, rất cần thiết phải nghiên cứu và chế tạo bê tông dùng xi măng siêu sunfat có các tính chất kỹ thuật phù hợp. Bài viết này trình bày tính chất của bê tông dùng xi măng siêu sunfat thay cho xi măng portland hỗn hợp đạt cường độ trên 30 MPa và độ sụt 15 - 16cm.

Nghiên cứu ảnh hưởng cấp phối cỡ hạt liên tục đến chất lượng bê tông khi sử dụng vật liệu xử lý môi trường

Hiện nay, nhu cầu đáp ứng bê tông yêu cầu chất lượng cao cho các công trình xây dựng như: các tòa nhà cao tầng, dầm cầu, bê tông đúc sẵn, cầu, đường cao tốc, cấu kiện bản mỏng, hạng mục đặc biệt… ngày càng gia tăng. Nghiên cứu để làm cho tăng chất lượng bê tông cho thấy sự sắp xếp xít chặt do điền đầy các cỡ hạt có kích thước từ thấp đến cao trong cấu trúc bê tông làm giảm lỗ rỗng, tăng chất lượng sản phẩm.

Giải pháp loại bỏ liệu bám dính trong quá trình sản xuất xi măng

Làm sạch liệu tích tụ trong các bể chứa và các hệ thống sấy sơ bộ bằng phương pháp thủ công là một trong những công việc khó chịu nhất trong nhà máy xi măng. Nó cũng khiến người lao động đối mặt với nhiều rủi ro. Vậy, tại sao chúng ta yêu cầu mọi người phải làm việc đó khi mà chúng ta có các giải pháp an toàn hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn đế hỗ trợ cho quá trình này?

Hỏi đáp về thiết kế vòi đốt trong ngành Xi măng trên Thế giới

World Cement đã mời các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế vòi đốt để trả lời các câu hỏi liên quan tới nhiên liệu thay thế, độ ổn định quá trình, bảo trì, và nhiều hơn nữa. Những đóng góp cho ấn bản Hỏi - Đáp năm nay là từ Công ty FCT Combustion và KHD Humboldt Wedag. Để có được thông tin chi tiết hơn về các nội dung nêu trên, mời các bạn tham khảo bài viết "Hỏi đáp về thiết kế vòi đốt trong ngành Xi măng trên Thế giới" đăng trên Tạp chí World Cement số tháng 5/2023.

Những cải tiến của công nghệ WHR thế hệ thứ 3

Trong bài viết này, Tao Junpu, Sinoma-EC, trình bày chi tiết về các công nghệ mới nhất đang được áp dụng trong các hệ thống WHR dựa vào SRC và nhấn mạnh những lợi ích mà các hệ thống WHR dựa vào ORC ít phổ biến hơn đã mang lại.

Ảnh hưởng của xi măng cường độ, cấu trúc vi mô của vật liệu san lấp từ bùn nạo vét ao hồ (P2)

Nghiên cứu tái chế bùn nạo vét thành vật liệu đắp nền thay thế cho cát tự nhiên đã được một số nước trên Thế giới đầu tư nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu đặc tính lý, hoá bùn nạo vét có thể tái chế bùn thành vật liệu san lấp từ nguồn xi măng PBC và polymer. Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong xi măng đến sự phát triển cường độ và hình thành cấu trúc vi mô của vật liệu san lấp (vật liệu VSL), các thí nghiệm đã được tiến hành khảo sát trên các loại xi măng khác nhau để đánh giá sự ảnh hưởng các hợp chất hóa học như: CaO, SO3, Al2O3, đến cường độ của vật liệu VSL.

Ảnh hưởng của xi măng cường độ, cấu trúc vi mô của vật liệu san lấp từ bùn nạo vét ao hồ (P1)

Nghiên cứu tái chế bùn nạo vét thành vật liệu đắp nền thay thế cho cát tự nhiên đã được một số nước trên Thế giới đầu tư nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu đặc tính lý, hoá bùn nạo vét có thể tái chế bùn thành vật liệu san lấp từ nguồn xi măng PBC và polymer. Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong xi măng đến sự phát triển cường độ và hình thành cấu trúc vi mô của vật liệu san lấp (vật liệu VSL), các thí nghiệm đã được tiến hành khảo sát trên các loại xi măng khác nhau để đánh giá sự ảnh hưởng các hợp chất hóa học như: CaO, SO3, Al2O3, đến cường độ của vật liệu VSL.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng