Chuyên đề vật liệu xây dựng

Giảm phát thải, tối ưu tài nguyên theo CEAP và áp dụng cho ngành Xi măng Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và tài nguyên ngày càng trầm trọng, việc chuyển đổi ngành Xi măng sang mô hình phát triển bền vững, giảm phát thải và tối ưu hóa tài nguyên trở nên cấp thiết. Liên minh châu Âu (EU) với vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn đã triển khai nhiều biện pháp đổi mới quy trình sản xuất của ngành Xi măng như Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (CEAP), được thông qua vào tháng 3/2020. Bài viết phân tích các biện pháp giảm phát thải và tối ưu tài nguyên trong ngành Xi măng theo CEAP, đánh giá kết quả đã đạt được từ EU, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.

Tác động của việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

Nghiên cứu tổng hợp phụ gia siêu dẻo polycarboxylate loại polyether (PCE) cho bê tông

Ứng dụng giải pháp vật liệu xơ dừa cho các không gian công cộng trong môi trường đô thị

Xơ dừa không chỉ tạo ra phân bón hữu cơ mà còn góp phần tạo mỹ nghệ và vật liệu xây dựng xanh. Ý tưởng này không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho môi trường mà còn có tiềm năng cách mạng hóa trong lĩnh vực thiết kế đô thị.

Nghiên cứu sử dụng metacaolanh thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông

Bài viết này nghiên cứu sử dụng vật liệu metacaolanh Việt Nam để sản xuất bê tông cho các công trình xây dựng và thủy lợi. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Phần thứ nhất là vật liệu metacaolanh làm giảm độ linh động của hỗn hợp bê tông. Phần thứ hai là vật liệu metacaolanh cải thiện cường độ nén, kéo khi ép chẻ và cải thiện độ chống thấm của bê tông.

Nghiên cứu chế tạo bê bông rỗng

Bê tông rỗng (PC) được chế tạo từ hỗn hợp vật liệu đá mi, cát nghiền, xi măng, nước và phụ gia SP. Sử dụng phương pháp thể tích tuyệt đối và phương pháp kết khối, với tỷ lệ nước trên chất kết dính là 0,28 và độ sụt được khống chế trong khoảng 0 - 1 cm, nghiên cứu thiết kế các cấp phối với các độ rỗng khác nhau nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của độ rỗng đến trọng lượng riêng, cường độ chịu nén và tốc độ thoát nước của PC. Từ đó đề xuất cấp phối tối ưu để chế tạo PC, ứng dụng cho các các công trình công cộng, điển hình là các công trình công viên, đường đi trên bờ kè...

Ảnh hưởng hàm lượng xỉ lò cao thay thế tro bay đến cường độ nén của bê tông Geopolymer

Các mẫu bê tông Geopolymer được chế tạo với tỷ lệ xỉ lò cao thay thế là 50%, 75%, 85%, 90% và 100% và được dưỡng hộ nhiệt và dưỡng hộ tự nhiên. Thí nghiệm nén được thực hiện trên các mẫu trụ (20x10 cm) ở 7 và 28 ngày tuổi. Kết quả cường độ chịu nén cao nhất đạt 32,4 và 25,9 MPa tương ứng với điều kiện dưỡng hộ nhiệt và dưỡng hộ tự nhiên cho cấp phối xỉ lò cao thay thế 90% tro bay ở 28 ngày. Dù không đạt được cường độ như mẫu dưỡng hộ nhiệt, mẫu bê tông Geopolymer không dưỡng hộ nhiệt vẫn cho thấy tính khả thi và ổn định trong điều kiện môi trường tự nhiên.

Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải cho một số ngành Vật liệu xây dựng

Hệ số phát thải riêng quốc gia, hệ số phát thải riêng cho ngành là một trong những công cụ đơn giản, hiệu quả và có độ chính xác cao trong việc ước tính phát thải khí nhà kính vào môi trường. Bài viết này trình bày về việc nghiên cứu phương pháp luận để xây dựng hệ số phát thải cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam bao gồm gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch nung và kính. Kết quả hệ số phát thải xây dựng được là 0,868 kgCO₂-e/kg gạch ceramic; 0,869 kgCO₂-e/kg gạch granite; 1,1 06 kgCO₂-e/kg sứ vệ sinh và 0,885 kgCO₂-e/kg kính.

Khả năng cạnh tranh của công nghệ các nước G7 tại Việt Nam

Thực tế, với chiều dài lịch sử trên 100 năm, ngành Xi măng Việt Nam chủ yếu tiếp cận và ứng dụng khá toàn diện các công nghệ sản xuất xi măng của các hãng cung cấp hàng đầu thế giới, đến từ châu Âu và Nhật Bản. Mãi đến những năm gần đây, các nhà thầu Trung Quốc, với sự nhạy bén của mình đã nhanh chóng tiếp thu công nghệ xi măng từ G7, với ưu thế nhân công và nguyên liệu giá rẻ, đã cải tiến và khiến nó trở nên hợp lý hơn nhiều tại châu Á.

Nghiên cứu các tính chất của bê tông hàm lượng tro bay cao HVFC

Bài viết này, nghiên cứu tính chất công tác (độ sụt) của hỗn hợp bê tông hàm lượng tro bay cao (HVFC). Các tính chất của bê tông HVFC đã đóng rắn cũng được nghiên cứu như cường độ nén, cường độ uốn khi kéo, chẻ bửa, độ co ngót khô của bê tông. Kết quả thử nghiệm trên các mẫu bê tông HVFC cho thấy tính công tác của hỗn hợp bê tông tăng dần khi tăng tỷ lệ tro bay thay thế lần lượt là 60; 70; 80%. Cường độ nén của bê tông phát triển tăng dần theo thời gian đặc biệt có ưu thế ở những tuổi muộn. Các tính chất cơ lý khác như cường độ uốn khi kéo, chẻ bửa, độ co ngót khô của bê tông HVFC cũng đều có ưu thế vượt trội hơn so với mẫu bê tông thông thường.

Xem theo ngày:

Thương hiệu vật liệu xây dựng