Nội thất

Ưu, nhược điểm khi thiết kế cầu thang dọc cho nhà ống

14/10/2021 - 04:07 CH

Tương tự những loại cầu thang truyền thống, cầu thang dọc cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Hiểu rõ những đặc tính này, gia chủ sẽ có cách lựa chọn loại cầu thang phù hợp cho không gian sống của gia đình.
Ưu điểm của cầu thang dọc

Ưu điểm đầu tiên và dễ thấy nhất ở cầu thang dọc là giúp tiết kiệm diện tích, giải phóng không gian cho căn nhà.

So với các loại cầu thang truyền thống khác như cầu thang tròn, cầu thang uốn cong… cầu thang dọc không phân tách không gian thành các khối chức năng khác nhau. Nhờ ưu điểm này, không gian mỗi tầng trong những căn nhà sử dụng cầu thang dọc luôn được liền mạch và có tính liên tục. 
 

 Cầu thang dọc không chỉ tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của căn nhà.

Cầu thang dọc giúp việc di chuyển trên cùng một mặt bằng tầng dễ dàng hơn do không có vật cản và ngăn cách không gian.

Khu vực gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để bố trí làm phòng vệ sinh hoặc không gian lưu trữ đồ dùng… tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Về thẩm mỹ, rất nhiều loại vật liệu và phong cách kiến trúc có thể áp dụng được trong thiết kế cầu thang dọc. Bên cạnh việc đáp ứng công năng, thẩm mỹ cũng là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong thiết kế nội thất, nhất là với các gia đình trẻ. 

Nhược điểm của cầu thang dọc

Dù có nhiều ưu điểm song nhược điểm lớn nhất của thiết kế cầu thang dọc nhà là không có chiếu nghỉ do nằm trên một đường thẳng tắp. Đây chính là hạn chế của kiểu cầu thang này so với các loại cầu thang truyền thống khác.

Việc thiếu đi chiếu nghỉ vô tình gây cảm giác mệt mỏi khi di chuyển, vận chuyển đồ đạc, hơn thế nữa đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ thì đây lại là bất lợi lớn.

Những điều cần biết khi thiết kế cầu thang dọc nhà

Cầu thang luôn được ví như xương sống của ngôi nhà, tạo nên sự liền mạch giữa các tầng. Bên cạnh đó, cầu thang còn có ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố phong thủy của tổng thể công trình. Vì thế, khi thiết kế cầu thang việc nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản là điều rất cần thiết.

Đảm bảo tính an toàn

Khi thiết kế cầu thang dọc nhà trước tiên phải chú ý đến độ an toàn, sau đó mới đến tính thẩm mỹ. Bởi đó là lối đi lên tầng có độ cao tăng dần. Nếu không đảm bảo an toàn sẽ nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt là với gia đình có trẻ nhỏ và người già.

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Thiết kế cầu thang dọc nhà để bảo đảm các yếu tố thẩm mỹ thì vế thang đầu tiên phải được xoay vuông góc. Nếu đặt ở phòng khách, thì nên bố trí vách ngăn cầu thang, hệ thống lam đứng để tránh hướng trực tiếp từ cửa chính.

Cầu thang phải được thông xuyên suốt các tầng. Việc này sẽ giúp cho các tầng thuận tiện di chuyển, không qua khâu trung gian, đồng thời tạo độ thoáng cho ngôi nhà.

Đối với nhà ống hẹp, cầu thang phải hài hòa với không gian thiết kế nội thất. Để đáp ứng về xu hướng kiến trúc hiện đại, cầu thang nhà ống được cải tiến với nhiều kiểu dáng vì thế bạn có thể chọn kiểu cầu thang phù hợp.

Đảm bảo yếu tố phong thủy

Cầu thang không nên đặt ở chính giữa của ngôi nhà vì theo phong thủy, điều này sẽ không tốt cho các mối quan hệ (bạn bè, đối tác, vợ chồng) của gia chủ. Không nên đặt thẳng hướng cửa chính, nhà vệ sinh và nhà bếp.

Không làm cầu thang quá dài bởi càng dài thì khí lưu thông giữa hai tầng càng yếu.
 
VLXD.org (TH/ Lao động)
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.