Thêm vào đó, do kinh tế gia đình đi lên và thị trường nhập khẩu mở rộng, các gia đình Việt ngày càng chịu chi hơn cho bồn cầu, đặc biệt là những sản phẩm của thương hiệu quốc tế.
Nếu như trước đây, khách hàng Việt quan tâm nhiều tới giá cả thiết bị vệ sinh và ưa chuộng sử dụng bồn cầu giá rẻ thì nay, ngày càng có nhiều người tìm đến phân khúc bồn cầu trung và cao cấp để trang hoàng cho tổ ấm của mình, đặc biệt là vào dịp cuối năm sửa sang nhà cửa.
Trong năm 2017, thị trường thiết bị vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu tiếp tục chứng kiến sự phủ sóng rất nhiều thương hiệu cả trong lẫn ngoài nước như Inax, Toto (Nhật Bản); American Standared, Kohler (Mỹ); Ariston (Italy); Champion (Thái Lan); Kelim (Hàn Quốc); Orin (Malaysia)...
Tuy nhiên, khách hàng Việt dường như vẫn "ưu ái" thương hiệu đến từ Nhật Bản, Mỹ và sẵn sàng chịu chi để có một sản phẩm cao cấp cho gia đình. Với nền công nghiệp phát triển từ sớm, Nhật Bản nổi tiếng với các sản phẩm dùng trong gia đình, trong đó có sứ vệ sinh.
Các sản phẩm từ Nhật thường thiết kế tiện lợi và đảm bảo tính năng sử dụng nên đã từ lâu, nguồn gốc Nhật Bản trở thành bảo chứng về chất lượng của hàng hoá trong tâm trí người Việt.
Điển hình như một thương hiệu sứ vệ sinh hàng đầu Nhật Bản là Inax. Với các sản phẩm đáp ứng hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng, từ thương hiệu với 90 năm lịch sử, tính thẩm mĩ của các sản phẩm cho đến công nghệ Aqua Ceramic mang đến lớp sứ vệ sinh chống bám cặn silica tối đa, giữ độ trắng bóng lên đến 100 năm.
Các sản phẩm này không chỉ tối ưu hiệu quả của mỗi lần xả nước, tiết kiệm thời gian, công sức dọn dẹp cho người sử dụng mà còn đảm bảo yếu tố thẩm mĩ - một trong những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu trong lựa chọn thiết bị vệ sinh hiện nay.
Có thể nói, đặt ra tiêu chuẩn càng cao và lựa chọn càng kĩ lưỡng, người tiêu dùng Việt Nam càng có cơ hội được sử dụng các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình mình.
VLXD.org (TH/ VnEconomy)