VLXD kết cấu

Cách chống thấm ngược hiệu quả

02/02/2017 - 05:45 CH

Khi không thể tiến hành chống thấm từ bên ngoài thì buộc chúng ta phải tiến hành chống thấm ngược lại từ bên trong, đặc biệt là với những ngôi nhà phố có mật độ quá sát, không thuận tiện cho việc chống thấm từ bên ngoài. Vậy chống thấm ngược thì phải tiến hành như thế nào để đảm bảo được hiệu quả?

Tìm hiểu về chống thấm ngược và phụ gia chống thấm ngược

Mọi quy trình chống thấm được thực hiện từ bên trong nội thất thì đều gọi là chống thấm ngược. Như bạn biết, hiện tượng thấm nước thường là do trời mưa, tường nhà không đảm bảo nên bị thấm nước mưa từ bên ngoài vào trong. Nếu khi thi công nhà, người thợ có thể thực hiện các biện pháp chống thấm cũng như sử dụng các loại phụ gia chống thấm từ bên ngoài bức tường thì đó gọi là chống thấm xuôi, theo chiều tác dụng của mưa. Tuy nhiên khi điều kiện thi công quá chật chội, tường nhà khá sát nhau hoặc là công trình đã đưa vào sử dụng và bị thấm từ trên trần xuống… thì chúng ta phải chống thấm từ mặt trong. Như vậy đó chính là quá trình chống thấm ngược trở lại.

Để mang lại hiệu quả chống thấm cao thì trước tiên, bạn cần làm sạch bề mặt tường trước khi thi công.Với phương án chống thấm ngược, chúng ta nên chọn loại phụ gia chống thấm cho khả năng kết dính tốt trên bề mặt bê tông, thẩm thấu sâu vào trong mạch của bê tông để tạo ra liên kết tốt, đảm bảo độ bám dính chặt chẽ, ngăn ngừa hiệu quả nước len vào bên trong.
 

Quy trình thực hiện chống thấm ngược nên tiến hành theo các bước như sau:

- Chuẩn bị dụng cụ: Bàn chải sắt, bàn chà, cọ rộng, bay hoặc máy phun vữa.

- Tưới ẩm bề mặt bê tông cần chống thấm. Lưu ý là chỉ nên tạo độ ẩm vừa phải để không gây ra tình trạng đọng nước.

- Sử dụng búa, đục hoặc các dụng cụ chuyên dụng để đục bỏ lớp vữa, xi măng cũ đang bám trên mặt bê tông, sau đó tiến hành kiểm tra lại thật kỹ trên bề mặt, đục thêm các đường nứt xuyên sàn. Với các lỗ nứt thì cần phải đục bỏ đi phần bám dính hờ, sâu tới tận phần đặc thì mới dừng lại.

- Bắt đầu quét từ 2 - 3 lớp phụ gia chống thấm theo chiều vuông góc với nhau từ trên xuống dưới, mỗi lần nên cách nhau từ 4 tiếng nếu nhiệt độ ngoài trời nắng ráo bình thường, trường hợp trời không nắng và có độ ẩm cao thì cần giãn cách lâu hơn.

- Quét lớp chống thấm với độ dày dày trung bình từ 2 - 6 kg/m2 (điều chỉnh tùy theo từng công trình)

Lưu ý là bạn nên trộn phụ gia chống thấm với vật liệu thành từng thùng nhỏ để chia ra cho nhiều người thi công cùng lúc, không nên thi công vào những ngày trời mưa.

Sau khi đã hoàn thành xong việc chống thấm thì nên che phủ bằng một lớp nilon hoặc bao tải cũ nhằm bảo vệ cho bề mặt không bị tác động. Ngoài ra, sau khi công trình đã khô hoàn toàn, bạn cũng có thể phun nước tạo áp lực liên tục để kiểm tra xem còn hiện tượng thấm ngược hay không.

Theo TCXD
 

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.