VLXD hoàn thiện tường, trần

Chọn trần thạch cao hay trần nhôm?

16/10/2014 - 03:15 CH

Ứng dụng vật liệu hoàn thiện Trần nhôm hay Trần thạch cao cho ngôi nhà của mình là điều mà rất nhiều gia chủ băn khoăn. Bài viết này sẽ đưa ra một vài sự so sánh về những ưu, nhược điểm của hai loại vật liệu này giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Trần nhôm có nhiều ưu điểm như: độ bền cao, nhẹ, an toàn, có khả năng tái sử dụng và thay thế...

Về độ bền:

Về tiêu chí này thì Trần nhôm gấp 10 lần Trần thạch cao về màu sắc, chất lượng, tuổi thọ. Cho dù là thạch cao loại cao cấp và được sử dụng trong các không gian khô ráo, thoáng mát như phòng điều hòa, văn phòng làm việc thì cũng có độ bền đến 5 - 10 năm. Tuy nhiên, ở một nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, thì thạch cao sẽ không đạt được đồ bền như các nhà sản xuất mong muốn.

Về tính thẩm mĩ:

Về sự đa dạng trong họa tiết, màu sắc thì Trần nhôm không thể so bì được với Trần thạch cao. Với những màu sơn phong phú như hiện nay, bạn thỏa thích lựa chọn sơn bả matit lên Trần thạch cao. Trong khi đó, Trần nhôm chỉ có màu trắng là lựa chọn tiêu biểu hơn cả. Vì vậy, nếu bạn là một người ưa thích phối màu thì chắc chắn Trần thạch cao sẽ là sự lựa chọn số 1.

Về độ an toàn:

Trần thạch cao phải có lớp sơn phủ lên, mà Sơn thường chứa chì, thủy ngân và một số hóa chất độc hại khác. Vì thế mà một căn phòng sau khi sơn phải để khoảng từ 5 - 7 ngày mới có thể ở được vì rất độc hại. Trần nhôm được sơn tĩnh điện tại nhà máy, không hề gây độc hại và chịu được môi trường có nhiệt độ bất ổn định, môi trường hóa chất, có khả năng chống xâm thực côn trùng, không bám bụi bẩn

Về trọng lượng:

Trần nhôm là vật liệu làm trần kim loại nhẹ nhất hiện nay, vì thế, Trần nhôm không hề ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của mái.


Ngược lại, Trần Thạch cao lại có tính thẩm mĩ cao

Về thời gian thi công:

Với hệ thống khung xương được sản xuất đồng bộ, Trần nhôm lắp đặt thuận lợi, nhanh chóng, không gây bụi bẩn. Trần thạch cao lại phải gia công, sơn bả matit gây bụi bẩn, khó chịu

Về tính tái sử dụng và thay thế:


Trần nhôm có thể tháo ra, lắp đặt lại ở nơi khác và dễ dàng thay thế, nhưng Trần thạch cao phải dỡ bỏ đi hoàn toàn

Về tính kinh tế:

Chi phí Trần nhôm gấp 2 - 3 lần Trần thạch cao, nhưng kết hợp với các tiêu chí so sánh trên, chắc chắn chi phí sẽ là như nhau.

Như vậy, Trần nhôm hay Trần thạch cao đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Không có phương án nào ưu việt hơn hẳn. Điều quan trọng là bạn cần phải xác định không gian mà mình định hoàn thiện có thời gian và mục đích sử dụng như thế nào?

Mạnh Thân - VLXD.org

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.