VLXD hoàn thiện

Những loại vật liệu siêu tiết kiệm năng lượng (phần 3)

18/04/2015 - 11:09 SA

Những loại vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên hay những phế phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp đều có thể được sử dụng để tái chế thành nhiều loại vật liệu siêu tiết kiệm năng lượng.
>>> Những loại vật liệu siêu tiết kiệm năng lượng (phần 2)
>>> Những loại vật liệu siêu tiết kiệm năng lượng (phần 1)


6. Kiện rơm




Bạn đã từng chơi xếp các khối LEGO thành những ngôi nhà? Bạn hoàn toàn có thể xây dựng những ngôi nhà trên thực tế theo mô hình này bằng một loại vật liệu đặc biệt, đó là những kiện rơm. Phương pháp này đã và đang được áp dụng tại Mỹ.

Rơm là một phụ phế phẩm của sản xuất nông nghiệp và thường được đốt sau khi thu hoạch. Theo Hiệp hội xây dựng California, rơm được phơi khô có thể tồn tại hàng ngàn năm. Kiện rơm có tác dụng cách nhiệt tốt như vữa trát tường và tường thạch cao.

Các kiện rơm thường có trọng lượng 23 - 41 kg, mỗi ngôi nhà có diện tích gần 200 m2 cần khoảng hơn 300 kiện rơm để xây dựng. Những bức tường bằng rơm có thể chịu được sức gió trên 193 km/h, luồng nước trọng lượng hơn 4 tấn và nhiệt độ khắc nghiệp từ -200C đến 50 độ C. Rơm chống cháy gấp 2-3 lần so với tường truyền thống.

7. Màng xốp cách nhiệt (Polyurethane Rigid Foam) nguồn gốc thực vật



Sau khi nhà sản xuất vật liệu ván lướt sóng số 1 bị đình chỉ hoạt động và bị các cơ quan bảo vệ môi trường xử phạt đối với việc sử dụng loại hóa chất độc hại, một nhà sản xuất ván lướt sóng khác ở thành phố San Diego, tiểu bang California, Mỹ đã bắt đầu sử dụng loại vật liệu xốp có nguồn gốc từ thực vật.

Loại vật liệu xốp cách nhiệt này được chế tạo từ các loại thực vật như tre, cây gai dầu và tảo bẹ.

Ngoài ván lướt sóng, loại bọt cứng cũng được dùng trong các vật liệu cách nhiệt, cánh quạt của tuabin chạy bằng sức gió, đồ nội thất.

Khi được sử dụng với chức năng cách nhiệt, các bọt cứng này cung cấp độ ẩm cao và có khả năng chịu nhiệt cũng như cách âm tuyệt vời. Đặc biệt vật liệu này còn chống được nấm mốc. Loại vật liệu này có đơn vị kháng nhiệt R cao hơn sợi thủy tinh và nhựa nhiệt dẻo.

Theo Thu Giang (How Stuff Works/Báo Xây Dựng)

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.