Vật liệu và Kiến trúc

16 công trình kiến trúc khổng lồ có thể thay đổi cả thế giới

19/11/2019 - 10:02 SA

Trên thế giới có vô kể những dự án công trình kiến trúc thú vị đến không tưởng mà chúng ta lại không hay biết. Ví dụ như Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao, cây cầu nối ba tỉnh lớn của Trung Quốc đưa 42 triệu con người lại gần nhau. Hay kế hoạch xây dựng đường hầm nổi dưới nước đầu tiên trên thế giới của Na Uy, đường hầm sẽ làm giảm một nửa thời gian đi lại giữa các vịnh. Những nỗ lực đó là minh chứng cho việc đầu tư hàng tỷ đô vào những dự án khổng lồ có thể giúp thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn để sống.

Được hoàn thành vào tháng 9 năm 2016, kính viễn vọng Pingtang của Trung Quốc giờ là  kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới. Lòng đĩa rộng đến khoảng 500m và có thể bắt được sóng cách trái đất đến cả 1000 năm ánh sáng.


Sau 17 năm thi công, đường hầm Gotthard của Thuỵ Sĩ đã được đưa vào sử dụng vào 1 tháng 6, 2016. Đường hầm Gotthard là đường hầm dài và sâu nhất thế giới, nó đã đem lại hiệu quả bất ngờ khi phải di chuyển qua dãy Alps.
 

Sau 102 năm kể từ lần đầu được đưa vào sử dụng, kênh đào Panama đã được mở rộng và đưa đến với công chúng vào đầu tháng 6. Công trình đã phải dùng đến 5.4 tỷ đô la và 40,000 công nhân để tăng gấp ba lần năng suất của kênh đào.
 

Vào năm 2026, Iraq sẽ đưa ra dự án cho toà nhà chọc trời “The Bride” (Cô dâu) môt “tấm màn che” các tấm pin năng lượng mặt trời, nó sẽ tạo ra năng lượng nhiều như số năng lượng tiêu thụ. Toà nhà sẽ cao khoảng 1151m và sẽ có cả công viên, văn phòng, nhà hàng và hệ thống đường sắt.
 

Được xây dựng vào năm 2011, Cầu vịnh Giao Châu là cây cầu bắc ngang qua biển dài nhất thế giới, với độ dài gần 41km - gần bằng độ dài một cuộc marathon. Cây cầu giúp giảm được một nửa thời gian đi lại từ đông Trung Quốc đến Thanh Đảo.
 

Vào 2015, con đập Itaipu tại biên giới Brazil và Paraguay sản xuất năng lượng 89.5Twh, là con đập tạo ra năng lượng nhiều nhất thế giới. Nó cung cấp 75%  trên tổng số năng lượng của Paraguay và gần 20% trên tổng số năng lượng của Brazil.
 

Dự án Crossrail ở London là dự án nâng cấp và xây dựng hệ thống tàu điện ngầm quy mô nhất từ trước đến nay tại châu Âu. Dự án này sẽ có 10 đường tàu mới và liên kết 30 trạm hiện có thông qua những đường hầm hoàn toàn mới. Hệ thống tàu mới này sẽ bắt đầu dịch vụ vào năm 2017, và sẽ được chính thức vận hành vào năm 2020.
 

Tàu điện ngầm Hyderabad là hệ thống đường sắt nhẹ dài 74km, cuối cùng cũng mang lại sự kiểm soát tàu điện dựa trên hệ thống truyền tin viễn thông cho Ấn Độ. Hệ thống sẽ được hoàn thiện vào năm 2017.
 

Dự án cầu Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao bắc qua sông Châu Giang liên kết ba thành phố lớn của Trung Quốc, được mong đợi  sẽ tạo nên được đại đô thị với 42 triệu dân vào năm 2017.
 

Mall of the world (Trung tâm mua sắm của  thế giới) tai Dubai sẽ được xây với cấu trúc mái vòm khổng lồ, lớn gấp  chín lần Mall of Ameria (Trung tâm mua sắm của Mỹ). Dự kiến sẽ được khánh thành vào năm 2029, Mall of the World sẽ có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, hàng nghìn phòng khách sạn và hệ thống giao thông vận chuyển riêng biệt.
 

Alphabet Inc., công ty mẹ của Google đang phát triển dự án xây dựng “thành phố  thông minh” - với internet phủ khắp, sử dụng năng lượng tái tạo và những công nghệ tự động mới nhất trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
 

Tàu điện ngầm Riyadh, tuyến đường sắt mới trị giá 23,5 tỷ USD của Ả Rập Xê Út được thiết kế bởi Zaha Hadid. Với độ dài 109 dặm, tuyến đường sắt này sẽ là cuộc cách mạng đối với cách cư dân Riyadh di chuyển. Hệ thống tàu điện ngầm Riyadh sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2019.
 

Songdo - Hàn Quốc, hay còn gọi là “thành phố thông minh”, nằm trải dài trên 1,500 mẫu đất cạnh sông. Thành phố đã được hoàn thiện vào năm 2015, với mạng lưới internet phủ sóng toàn thành phố, cư dân nơi đây được trải nghiệm một xã hội của tương lai.
 

Dự án Chuyển nước Nam - Bắc là nỗ lực của Trung quốc để di chuyển gần 45 tỷ feet khối nước từ sông Dương Tử đến các vùng phía bắc kém phì nhiêu của nước này. Đến nay,  79 tỷ đô la đã được chi trả cho dự án.


Vào tháng 7 năm 2016, Na Uy đã công bố kế hoạch chi 25 tỷ đô la vào một đường hầm nổi nằm dưới vịnh Sognefjord, một vùng nước sâu hơn 4.000 feet và rộng 3.000 feet. Nó sẽ là đường hầm nổi đầu tiên trên thế giới.
 

Dự án “Đổi mới đô thị Thổ Nhĩ Kỳ trong 20 năm”, một kế hoạch sâu rộng để phá hủy khoảng 7 triệu tòa nhà và xây dựng lại các công trình chống động đấtDự án bắt đầu vào năm 2012 với chi phí ước tính 400 tỷ đô la.
 
VLXD.org (TH/ Saga)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.