Sự kiện

Hội thảo "Chất lượng không khí 2017: Thực trạng và giải pháp"

31/01/2018 - 03:59 CH

Ngày 30/1 tại Hà Nội, Tổ chức Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) đã tổ chức Hội thảo "Chất lượng không khí 2017: Thực trạng và giải pháp".
Theo TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 14,1 triệu ca mắc ung thư, trong đó có tới 6 triệu người chết do ung thư liên quan đến ô nhiễm không khí. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư do ô nhiễm không khí cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ mắc ung thư liên quan đến nguồn nước, song mức độ quan tâm, cụ thể là nguồn kinh phí để xử lý cũng như các chế tài xử phạt liên quan đến ô nhiễm không khí vẫn còn rất hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngày càng gia tăng mức độ ô nhiễm không khí ở nhiều khu vực, nhất là tại các đô thị như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…
 

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam đặc biệt ở khu vực đô thị và các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hiện đang là vấn đề môi trường được cộng đồng xã hội quan tâm. Năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xuất bản báo cáo " Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016" khẳng định hầu hết các đô thị lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm bụi. 

Trong hai năm qua, tại 2 trạm quan trắc đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM, chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều lần vượt ngưỡng "nguy hiểm" ở mức gây nguy hại cho sức khỏe của cộng đồng. Đặc biệt vào những tháng cuối năm, đặc điểm thời tiết, nhiệt độ thấp làm giảm sự phát tán của bụi và ô nhiễm. Thêm vào đó, các hoạt động sinh hoạt của người dân để chuẩn bị cho dip Tết diễn ra mạnh mẽ hơn cũng đóng góp vào ô nhiễm không khí trong thành phố. 

Để khắc phục tình trạng trên, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đề xuất, cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải của các ngành nhiệt điện than, xi măng, thép và hóa chất. Bởi nếu kiểm soát được lượng khí thải của 4 ngành này sẽ hạn chế được 80% lượng khí thải từ các nguồn điểm. Ngoài ra, cần triển khai các biện pháp kỹ thuật như lắp camera, tăng cường lắp hệ thống quan trắc tự động để theo dõi, giám sát các công trình xây dựng nhà cao tầng, hạ tầng giao thông; có giải pháp kỹ thuật, kinh tế cho nông dân để thu gom rơm rạ sau thu hoạch; đồng thời triển khai từng bước kiểm soát khí thải xe máy, ô tô tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… 
 
VLXD.org (TH)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.