NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG

Tấm ốp mới được làm bằng thủy tinh tái chế

02/04/2023 - 07:24 CH

Tấm ốp mới do Đại học RMIT của Úc phát triển được tái chế từ 83% thủy tinh đã qua sử dụng. Tấm ốp kính tái chế của Đại học RMIT rẻ tiền, chịu được nước và đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc, hợp với mục tiêu kinh tế tuần hoàn.
>> Nút bần có thể tái chế làm vật liệu xây dựng
>> Những loại vật liệu xây dựng nào có thể tái chế để xây nhà?
>> Xây nhà bằng vật liệu tái chế

Mặc dù thủy tinh có thể tái chế hoàn toàn nhưng theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, thực tế chỉ khoảng một phần ba lượng thủy tinh sau sử dụng được dùng lại. Một vật liệu xây dựng mới có thể giúp tăng khả năng tái chế cho thủy tinh trong tương lai.
 

Không giống như các tấm ốp dạng vách truyền thống, tấm ốp mới do Đại học RMIT của Úc phát triển được tái chế từ 83% thủy tinh đã qua sử dụng.

Nó được ốp trực tiếp vào bề mặt bên ngoài của tòa nhà, vừa giữ nhiệt, chống nước mưa, lại có thể chặn được tiếng ồn và mang tính thẩm mỹ cao.

Ngoài thành phần chính là thủy tinh tái chế còn có các thành phần khác là chất kết dính polymer và phụ gia chống cháy.

Những chất này rất quan trọng, làm cho tấm ốp cứng hơn so với các vật liệu ốp 100% thủy tinh được phát triển trước đây vốn có xu hướng giòn.

Tấm ốp kính tái chế của Đại học RMIT rẻ tiền, chịu được nước và đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc, hợp với mục tiêu kinh tế tuần hoàn. Sản phẩm này dự kiến sẽ được đưa ra thương phẩm trong tương lai gần.

"Bằng cách sử dụng một lượng lớn thủy tinh tái chế trong các tấm ốp tòa nhà, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ và các tiêu chuẩn khác, tấm ốp tái chế nói trên còn giúp giảm thiểu lượng thải đang bị bỏ phí. Tái sử dụng thủy tinh được ví như một mũi tên trúng nhiều đích, mang lại lợi ích cả về môi trường, kinh tế lẫn xã hội", nghiên cứu đăng trên tạp chí Construction and Building Materials nhấn mạnh.

VLXD.org (TH/ Phunuvietnam)

Ý kiến của bạn

MẠNG THÔNG TIN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM

P 2006, tòa nhà HH2 Bắc Hà, số 15 đường Tố Hữu, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Hotline: 0905 329 019

gamma.vlxd@gmail.com - Website: vatlieuxaydung.org.vn/ vlxd.org

- Giấy phép số 3374/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp ngày 28/6/2016
- Cơ quan chủ quản: Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ VLXD - Hội VLXD Việt Nam
- Người chịu trách nhiệm nội dung: Lương Tuân
- Vận hành và phát triển: Công ty Gamma NT
Vui lòng ghi rõ nguồn "vatlieuxaydung.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.